Bài thuốc trị phong ngứa và những lưu ý quan trọng khi sử dụng

Có rất nhiều bài thuốc trị phong ngứa (dị ứng) được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau. Dưới đây là một số loại thuốc, bài thuốc trị phong ngứa mà bạn đọc có thể tham khảo để có thêm thông tin trong quá trình điều trị căn bệnh da liễu với nhiều triệu chứng khó chịu này.

>>> Nguyên nhân bị phong ngứa và cách phòng tránh bệnh hiệu quả

>>> 2 cách trị phong ngứa hiệu quả nhanh tức thì nên thử ngay

Theo GS.TS. Phạm Xuân Sinh (Đại học Dược Hà Nội) cho biết, phong ngứa là từ dân gian để chỉ hiện tượng dị ứng. Để điều trị bệnh này, đầu tiên là xác định nguyên nhân gây dị ứng và ngăn chặn, tránh tiếp xúc với chúng. Sau đó, nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm bệnh nhân cần dùng đến thuốc để điều trị bệnh.

Hiện tượng phong ngứa

Hiện tượng phong ngứa.

Tùy mức độ, độ tuổi của bệnh nhân mà có những cách dùng thuốc, liều lượng riêng. Nếu dị ứng ở mức nhẹ có thể dùng bài thuốc Đông y, thuốc nam, còn trong trường hợp nặng, nguy cấp cần đén bệnh viện để được khám và điều trị phù hợp.

Dưới đây là 3 bài thuốc trị bệnh phong ngứa theo Đông y và 2 loại thuốc theo Tây y bạn đọc có thể tham khảo. Nếu áp dụng nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.

3 bài thuốc trị phong ngứa theo Đông y

Ngoài những thuốc tân dược được dùng trong điều trị dị ứng thì thuốc Đông y, thuốc nam cũng được nhiều người sử dụng trong hỗ trợ điều trị dị ứng trong những trường hợp không ở mức nguy cấp.

GS.TS. Phạm Xuân Sinh giới thiệu 3 bài thuốc tương đương với 3 phương pháp điều trị phong ngứa như sau:

Kinh giới trị ngứa dị ứng ngoài da

Phương pháp này được dùng khi bị ngứa da, nổi mề đay cấp tính do dị ứng thời tiết, hơi, khí hoặc thức ăn…

kinh giới trị phong ngứa

Dùng kinh giới tươi (khô) bỏ rễ, tốt nhất là dùng phần ngọn mang hoa (kinh giới tuệ) đem sao cho nóng già. Bọc trong mảnh vải gạc, hoặc lưới vó gai áp lên chỗ bị ngứa. Có thể thực hiện nhiều lần nhưng tránh áp quá nóng gây bỏng.

Bài thuốc uống trị phong ngứa

Vị thuốc gồm:

  • Kinh giới (8g)
  • Trúc diệp (8g)
  • Kim ngân hoa (10g)
  • Liên kiều (10g)
  • Cam thảo (10g)
  • Đậu xị (10g)
  • Bạc hà (12g)
  • Cát cánh (12g)
  • Ngưu bàng tử (12g)

Có thể dùng dưới hai dạng là dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc, ngày 1 thang, chia uống làm 3 lần, uống sau bữa ăn. Dùng liên tục trong 2-3 tuần.

Nếu dùng với dạng bột lấy khoảng 8-10g hòa với nước sôi để nguội uống ngày 2 – 3 lần. Uống liền 2-3 tuần.

Khi uống thuốc cần kiêng các thức ăn tanh, cay nóng.

trị phong ngứa bằng thuốc nam
Trị phong ngứa bằng thuốc nam có mục đích làm lưu thông huyết mạch nhờ sức nóng và dược liệu từ đó làm ra mồ hôi, tà khí cũng được bài trừ. Các thành phần đều là những dược liệu thiên nhiên còn có tác dụng nhuận sắc, kích thích huyệt vị. Vì thế, hãy thêm vào danh sách chữa bệnh những bài thuốc nam chữa phong ngứa dưới đây!

Thuốc xông hơi khi bị chàm ngứa

Khi bị chàm (viêm da cơ địa dị ứng), da bị ngứa, dày lên từng đám, thâm và có mụn nước…có thể dùng phương pháp xông hơi thuốc này.

Vị thuốc gồm:

  • Bèo cái đã bỏ rỗ hoặc củ ráy dại (dã vu) đã gọt bỏ vỏ ngoài, thái lát mỏng.
  • Thổ phục linh
  • Lá ba chạc

Tất cả dùng dưới dạng tươi, đem rửa sạch, đun sôi và tiến hành xông hơi như xông hơi giải cảm. Cần tập trung hơi vào vùng da bị ngứa nhiều. Một tuần có thể xông 2-3 lần.

2 loại thuốc tân dược chống dị ứng

Theo Dược sĩ Hoàng Thu Thủy, thuốc chống dị ứng có rất nhiều loại và nhiều dạng thuốc khác nhau. Để đề phòng những biến chứng do thuốc gây ra, người bệnh nên dùng theo đơn của bác sĩ.

Dưới đây là một số loại thuốc chống dị ứng đang được dùng phổ biến hiện nay:

Thuốc trị phong ngứa mề đay kháng histamin

Là một trong những loại thuốc được dùng nhiều trong điều trị các phản ứng dị ứng như ngứa da, chảy nước mũi, phát ban (nổi mề đay)…

Một số thuốc kháng histamine được sử dụng gồm:

thuốc kháng histamin trị phong ngứa

  • Thuốc kháng histamin đường uống (dạng viên, dung dịch) bao gồm: Loratadin, cetirizin, desloratadin…
  • Thuốc kháng histamin dạng xịt, nhỏ mũi gồm azelastin, olopatadin…
  • Thuốc kháng histamin nhỏ mắt được dùng kết hợp với các thuốc khác như ổn định tế bào mast hoặc thuốc thông mũi.

Thuốc corticoid

Thuốc corticosteroid (viết tắt là corticoid) cũng được dùng trong điều trị dị ứng ở mức độ vừa và nặng. Thuốc này được sử dụng các dạng thuốc như sau:

  • Dạng xịt mũi gồm fluticason, mometason, budesonide…
  • Dạng hít gồm fluticason, budesonid, beclomethason…
  • Dạng thuốc nhỏ mắt gồm dexamethason, fluorometholon, prednisolon…
  • Dạng kem bôi da chứa corticoid gồm hydrocortison, triamcinolon, flucina…
  • Dạng đường uống được dùng điều trị các triệu chứng nghiêm trọng và dùng trong thời gian ngắn.

Xem thêm Video Cảnh báo dị ứng nặng do tự dùng thuốc điều trị phong ngứa

Lưu ý: Ngoài tác dụng chữa bệnh thuốc trị bệnh phong ngứa (dị ứng da) có thể gây ra một số phản ứng phụ không mong muốn, vì thế, cần hết sức lưu ý và chỉ sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ. Cần thông báo với bác sĩ nếu có biểu hiện bất thường.

Phụ nữ mang thai, cho con bú, cao huyết áp, loãng xương… hay đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc trị phong ngứa.

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo