Thuốc Itraconazole có tác dụng gì? Cách dùng và liều lượng ra sao?

Thuốc Itraconazole được biết đến là một loại thuốc kháng nấm, có công dụng tốt trong việc điều trị các bệnh viêm nhiễm ngoài da. Để hiểu rõ hơn về cách dùng, liều lượng và những đặc tính của loại thuốc điều trị này, bạn đọc theo dõi trong bài viết chi tiết dưới đây.

>> Thuốc Ciclopirox trị nấm móng như thế nào? Những lưu ý khi dùng

>> Thuốc Terbinafine trị nấm móng có tác dụng như thế nào? Sử dụng ra sao?

Dạng thuốc và hàm lượng của Itraconazole

Thuốc Itraconazole được bào chế dưới dạng viên nang và dung dịch uống.

Hàm lượng của thuốc Itraconazole viên nang là 100mg, với dung dịch uống là 10mg/ml (khoảng 150ml)

Tác dụng Itraconazole

Thuốc Itraconazole là một chất triazol tổng hợp có tác dụng chống nấm. Bên cạnh đó, thuốc cũng có tác dụng chống lại các vi chủng Coccidioides, Cryptococcus, Candida, Histoplasma, Blastomyces và Sporotrichosis spp.

thuốc Itraconazole, công dụng

Thuốc Itraconazole hiệu quả khi trị nấm

Chỉ định dùng Itraconazole

Itraconazol được chỉ định điều trị trong các trường hợp:

  • Bệnh nhân bị nấm Candida ở miệng – họng
  • Nấm Candida âm hộ – âm đạo
  • Bệnh nấm da như nấm da chân, da bẹn, da thân, da kẽ tay.
  • Lang beng
  • Bệnh nấm móng chân, tay.
  • Bệnh nấm Histoplasma bao gồm bệnh mạn tính ở khoang phổi và bệnh nấm Histoplasma rải rác.
  • Bệnh nấm Aspergillus trong phổi và ngoài phổi
  • Phòng nhiễm nấm trong thời gian dài hoặc bệnh nhân không đáp ứng cách điều trị thông thường, kéo dài.

Chống chỉ định

Không dùng Itraconazol trong các trường hợp:

  • Mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
  • Người bệnh đang điều trị với terfenadin, astemisol, triazolam dạng uống, midazolam dạng uống và cisaprid.
  • Phụ nữ mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú.

Thận trọng khi dùng Itraconazol

Cần kiểm tra độ nhạy cảm với Itraconazol trước khi điều trị. Do nhiễm nấm Candida toàn thân thích nghi với kháng fluconazol.

Mặc dù điều trị bằng thuốc Itraconazol ngắn ngày không gây hại đến chức năng gan nhưng khi chỉ định dùng cho bệnh nhân có tiền sử gan hoặc nhiễm độc các thuốc khác, cần giám sát định kỳ và theo dõi sát sao trong lúc chữa trị.

Nghiên cứu cho thấy thuốc Itraconazol gây phát triển bất thường với bào thai chuột cống. Tuy chưa có nghiên cứu trên người nhưng phụ nữ mang thai cần thận trọng khi dùng. Thời kỳ cho con bú không nên dùng thuốc Itraconazol.

Tác dụng phụ của Itraconazol

Một số tác dụng phụ của thuốc Itraconazol mà người dùng cần lưu ý:

Tác dụng phụ thường gặp

  • Chóng mặt, đau đầu
  • Buồn nôn, đau bụng, táo bón, rối loạn tiêu hóa.

Tác dụng phụ ít gặp

  • Dị ứng, ngứa
  • Phát ban, nổi mề đay hay phù mạch
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Các men gan phục hồi, suy giảm chức năng gan, viêm gan, đặc biệt là với người bệnh trị liệu trong thời gian dài.

Tác dụng phụ hiếm gặp

Ngoài ra, tác dụng phụ hiếm gặp của thuốc Itraconazol còn giảm kaly huyết, gây rụng lông, tóc hoặc bệnh ngoại vi thần kinh. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân dùng thuốc trên 3 tháng.

Khi thấy bất kì hiện tượng nào, bệnh nhân nên ngừng thuốc và đến cơ sở y tế để được kiểm tra, xử trí kịp thời.

thuốc Itraconazole, tác dụng phụ

Không dùng Itraconazole cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú

Liều lượng và cách dùng

Cách dùng thuốc Intraconzole

Cách dùng của viên nang và dung dịch uống không thể dùng thay thế lẫn nhau. Để uống viên nang, bạn cần uống ngay sau bữa ăn.

Thuốc Itraconazole dung dịch uống được công nhận có hiệu quả mạnh đối với các bệnh do nấm Candida ở miệng và thực quản nên dùng tốt nhất vào lúc đói. Khi uống, bạn cần lắc thật mạnh để dung dịch nhỏ vào miệng trong vài giây rồi mới nuốt.

Liều lượng

  • Dạng viên nang:

– Dùng điều trị nấm Candida âm hộ, âm đạo: 200mg/ngày, ngày uống 2-3 lần.

– Dùng trị lang beng: 200mg/ngày, ngày uống 1 lần, uống liên tục trong 7 ngày.

– Dùng điều trị nấm da: 100mg/ngày, ngày uống 1 lần, uống liên tục trong 15 ngày. Nếu mức độ sừng hóa cao, bệnh nhân cần điều trị thêm 15 ngày với liều lượng 100mg/ngày.

– Điều trị nấm Candida ở miệng, hầu: 100mg/ngày, ngày uống 1 lần và uống liên tục trong 15 ngày.

– Điều trị bệnh nấm móng: 200 mg, ngày uống 1 lần, trong 3 tháng.

– Điều trị bệnh nấm Aspergillus: 200 mg, ngày uống 1 lần, uống trong 2 đến 5 tháng. Có thể tăng liều: 200mg/lần, ngày uống 2 lần, nếu bệnh lây lan.

– Điều trị nấm Cryptococcus (không viêm màng não): 200 mg/lần, ngày uống 1 lần, uống trong 2 tháng đến 1 năm.

– Điều trị viêm màng não do nấm Cryptococcus: 200 mg/lần, ngày uống 2 lần. Điều trị nấm Histoplasma và Blastomyces: 200 mg/lần, ngày uống 1 lần hoặc 2 lần, uống trong 8 tháng.

– Điều trị nấm dài ngày (nhiễm nấm toàn thân) cần phụ thuộc vào sự đáp ứng của cơ thể với thuốc.

thuốc Itraconazole, liều dùng

Dùng thuốc đúng liều lượng sẽ giúp thuốc phát huy tốt công dụng

  • Dạng dung dịch uống

– Điều trị nấm Candida ở miệng – họng: 200 mg (20 ml), ngày 1 lần, dùng liên tục trong 1 – 2 tuần.

– Điều trị nấm Candida thực quản: 100 mg (10 ml), ngày 1 lần, điều trị tối thiểu 3 tuần.

Sau khi các triệu chứng thuyên giảm, bệnh nhân nên tiếp tục điều trị trong 2 tuần.

Tương tác với thuốc Itraconazole

Thuốc Itraconazole là một chất ức chế hệ thống enzym cytochrom. Do đó, bạn cần tránh dùng đồng thời Itraconazole với các thuốc chuyển hóa hệ thống enzym vì nồng độ các thuốc trong huyết tương sẽ tăng, kéo dài và gây ra nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Bên cạnh đó, các nhóm thuốc xảy ra tương tác với Itraconazole còn có Terfenadin, astemisol và cisaprid. Các nhóm thuốc này đều làm tăng độ huyết tương, gây rối loạn nhịp tim và thậm chí dẫn đến tử vong. Bệnh nhân nên thận trọng với các nhóm thuốc này.

Các loại thuốc như diazepam, midazolam, triazolam cũng chống chỉ định dùng chung với Itraconazole. Nếu trong trường hợp cần dùng midazolam tiêm tĩnh mạch thì cần theo dõi cẩn thận vì tác dụng an thần có thể kéo dài lâu hơn.

Itraconazole có thể dùng chung với warfarin, có tác dụng chống đông của chất này. Tuy nhiên cần theo dõi thời gian prothrombin để giảm liều lượng warfarin khi cần thiết.

Các nhóm thuốc calci, khi tương tác với Itraconazole có thể gây phù hoặc ù tai, cần giảm liều lượng.

Các loại thuốc hạ cholesterol trong nhóm ức chế HMG – CoA như lovastatin, atorvastatin, simvastatin, pravastatin…khi tương tác với Itraconazol có thể làm tăng nồng độ các thuốc trong máu. Để giảm nguy cơ, bệnh nhân nên ngừng sử dụng các loại thuốc này trong lúc điều trị nấm bằng thuốc Itraconazol.

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về thuốc Itraconazol. Hy vọng rằng với những thông tin trên, bạn đã có sự chọn lựa thuốc trị nấm phù hợp. Chúc bạn điều trị thành công và có nhiều sức khỏe.

Thông tin hữu ích: Điều trị nấm móng bằng laser có hiệu quả không? Giá bao nhiêu?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo