Triệu chứng bị bệnh ghẻ dễ nhận biết nhất

Xác định triệu chứng bệnh ghẻ sớm nhất sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm được cách điều trị đúng cách. Vậy triệu chứng bị bệnh ghẻ dễ nhận biết nhất là gì?

Bệnh ghẻ là một trong những căn bệnh ngoài da phổ biến, xảy ra ở tất cả mọi người, không phân biệt giới tính, tuổi tác. Khi mắc căn bệnh này không những gây mất thẩm mỹ mà còn khiến người bệnh tự ti, e ngại giao tiếp, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hàng ngày bởi bệnh ghẻ có khả năng lây lan nhanh. Do đó cần xác định sớm triệu chứng bệnh ghẻ để nhanh chóng có biện pháp điều trị sớm, tránh để bệnh nghiêm trọng và lây lan trên diện rộng.

Bệnh ghẻ do một loại ký côn trùng có tên là Sarcoptes scabiei, hominis ký sinh trên da gây lên. Khả năng gây bệnh ghẻ rất cao, có thể bắt gặp bất cứ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên phổ biến nhất là vào dịp xuân – hè.

BS. Trần Thị Huyền (Bệnh viện Da liễu Trung ương) cho biết, triệu chứng chung của ghẻ là mụn nước và ngứa. Biểu hiện bệnh ghẻ được phân ra rõ ràng theo từng giai đoạn cụ thể dưới đây: 

1. Triệu chứng bệnh ghẻ giai đoạn đầu

Ngay từ giai đoạn đầu căn bệnh này đã có những dấu hiệu rõ rệt là sau hai tuần nhiễm ký sinh trùng người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu ở vùng da bị thương – đây là dấu hiệu chính và đầu tiên của bệnh ghẻ.

Ban ngày bệnh nhân sẽ cảm thấy ngứa nhưng ngứa ít, ban đêm mức độ ngứa ngày càng nghiêm trọng hơn do thời điểm này là lúc ghẻ cái ra khỏi hang tìm ghẻ đực. Lúc này nếu bệnh nhân gãi nhiều sẽ khiến ghẻ vương, mắc trên quần áo, chăn gối nên khả năng lây lan bệnh là rất cao.

Đối với bệnh ghẻ nếu gặp điều kiện thuận lợi như trời nóng, mồ hôi nhiều sẽ khiến tình trạng ngứa ngáy càng khó chịu hơn.

Ngay ở giai đoạn đầu triệu chứng của bệnh ghẻ rất dễ nhận biết nữa chính là xuất hiện mụn nước ở những vùng da mỏng, có nếp gấp như kẽ tay, lằn chỉ tay, khi vực thắt lưng, bẹn, đùi, cơ quan sinh dục, cạp quần, nách,… Trường hợp trẻ em dưới 2 tuổi bị ghẻ hầu hết sẽ bị toàn thân nên rất khó chịu, quấy khóc,…

2. Biểu hiện bệnh ghẻ giai đoạn sau

Bước vào giai đoạn sau, các tổn thương ở bệnh ghẻ đã xuất hiện đầy đủ và các triệu chứng lúc này càng rõ rệt, nghiêm trọng hơn.

Những vùng da bị tổn thương trước đó mụn nước tiếp tục mọc tại những vị trí như đã kể ở giai đoạn đầu. Trên da lúc này xuất hiện những đường hạnh ngoằn ngoèo, hình chữ chi có màu trắng xám. Độ dài những đường này vài mm và lớp biểu bì không có liên quan gì.

Bề mặt da do bệnh nhân gãi nên sẽ xuất hiện những vết xước, vết trợt có vảy, kèm theo đó là những sẹo sẫm màu. Lúc này ghẻ cái ký sinh và đẻ trứng trong những hang trên da. Chỉ cần sử dụng kính lúp soi cũng thấy được ghẻ cái.

Thương tổn là một vết trợt nông, nền cứng, không ngứa, không đau, hay gặp ở vùng hậu môn sinh dục gần giống với bệnh ghẻ. Bệnh thường kèm hạch bẹn to, thường có hạch chúa. Xét nghiệm trực tiếp soi tươi tìm thấy xoắn khuẩn giang mai tại thương tổn và hạch vùng, xét nghiệm huyết thanh giang mai dương tính.

Phương pháp chẩn đoán: Để chẩn đoán, phân biệt bệnh ghẻ có thể áp dụng phương pháp soi tìm dưới kính hiển vi để tìm thấy cái ghẻ hoặc xét nghiệm tìm thấy sợi nấm, xoắn khuẩn giang mai…

Những thông tin về triệu chứng bệnh ghẻ, dấu hiệu của bệnh ghẻ trên đây hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức bổ ích để phòng ngừa, phát hiện sớm bệnh ghẻ nhằm giúp điều trị bệnh kịp thời, hiệu quả cao nhất.

 Nguyễn Quỳnh (tổng hợp)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo