2 cách chữa dị ứng thời tiết cho hiệu quả tốt nhất hiện nay

Lựa chọn cách chữa dị ứng thời tiết phù hợp với tình trạng bệnh sẽ mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, giảm nhanh các triệu chứng và sự phát triển, ảnh hưởng của bệnh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về các cách chữa bệnh dị ứng thời tiết hiệu quả nhất hiện nay, nhiều người điều trị mang lại hiệu quả tốt.

>> Chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt: Thuốc quý từ vườn nhà

>> Nguyên nhân dị ứng thời tiết bạn nên biết và phòng tránh

Vài nét về bệnh dị ứng thời tiết

Dị ứng, dị ứng thời tiết là những phản ứng bất thường của hệ miễn dịch trên từng người khác nhau. Biểu hiện của dị ứng cũng rất đa dạng có thể là nổi mề đay, hắt hơi, ho, sổ mũi… nhưng cũng có trường hợp gây phù nề các mô, khó thở, sốc phản vệ…

Một số bệnh liên quan đến dị ứng thời tiết

  • Viêm mũi dị ứng
  • Hen suyễn
  • Nổi mề đay

Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết nổi mề đay có thể là bất cứ điều kiện bất thường nào của thời tiết như nóng, lạnh, chuyển mùa… Thời tiết, nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến có thể không thể thích ứng gây tình trạng dị ứng.

Phương pháp chữa dị ứng thời tiết

Điều trị dị ứng thời tiết nói riêng và điều trị dị ứng nói chung cần phải chẩn đoán đúng tình trạng dị ứng, từ đó bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp. Nguyên tắc điều trị các phản ứng dị ứng bao gồm: Loại bỏ yếu tố kích thích gây phản ứng, dùng thuốc giảm triệu chứng và thuốc giảm (giải) mẫn cảm.

Dị ứng thời tiết phải làm sao? Phương pháp điều trị, ngăn ngừa triệu chứng ngứa do dị ứng thời tiết, nổi mề đay khó chịu tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người. Ở mỗi tình trạng khác nhau, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra hướng xử lý phù hợp, nhằm mang lại hiệu quả ngăn ngừa triệu chứng bệnh tốt nhất.

3 bước trong chữa dị ứng thời tiết cần tuân thủ

3 bước trong chữa dị ứng thời tiết cần tuân thủ

Cách chữa dị ứng thời tiết đơn giản nhất là khi phát hiện có triệu chứng ngứa ngáy do dị ứng thời tiết, người bệnh cần tránh các yếu tố nghi ngờ là tác nhân gây dị ứng bằng cách:

  • Đóng cửa sổ nếu dị ứng với gió, phấn hoa và ở trong nhà.
  • Giữ khô và ấm nếu dị ứng với gió lạnh, mưa lạnh. Sau đó dùng trà gừng ấm uống nóng hoặc lấy 3 lát gừng tươi giã nát rồi pha với nước ấm uống để tăng tính ôn trung. Dùng khăn sạch hơ nóng nhẹ áp lên da nếu ngứa. Trong trường hợp bị đau bụng quặn cần chườm nóng lên bụng.

Chữa dị ứng thời tiết bằng bài thuốc đơn giản với gừng

Chữa dị ứng thời tiết bằng bài thuốc đơn giản với gừng

  • Tắm lạnh, áp lạnh nếu dị ứng ngứa da dữ dội do nắng nóng. Cách thực hiện: Lấy túi nước đá chườm lên da khoảng 5 – 10 phút, sau đó, lại chườm lại cho đến khi hết các triệu chứng.

Trên đây cũng là một vài cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết. Nếu tình trạng không có tiến triển, người bệnh cần can thiệp bằng một số loại thuốc với chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Chữa dị ứng thời tiết nổi mề đay bằng dân gian

Theo đó, tùy từng mức độ, thời gian bị bệnh của bệnh nhân sẽ có từng phác đồ điều trị riêng. Dưới đây là một số cách xử lý trong các trường hợp bạn đọc có thể tham khảo.

Khoai tây

Khoai tây rửa sạch, cắt lát rồi dùng để chà lên vùng da bị nổi mẩn ngứa do dị ứng thời tiết. Hoặc có thể dùng bột khoai tây để bôi lên da, để khoảng 20 phút.

Cách này có tác dụng làm dịu các nốt mẩn đỏ gây ngứa, nhất là khi gãi nhiều gây nóng rát da.

Nước cốt chanh

Vắt nước cốt một quả chanh pha vào cốc nước ấm, cho thêm mật ong vào khuấy đều để uống vào các buổi sang sớm. Cách này sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và giảm các triệu chứng mẩn ngứa.

Mật ong

Uống mật ong cũng là một cách phòng ngừa và chữa dị ứng nổi mề đay do dị ứng thời tiết rất hiệu quả. Mật ong là kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể rất tốt.

Dùng mật ong chữa dị ứng thời tiết

Dùng mật ong chữa dị ứng thời tiết.

Lưu ý: Trong trường hợp bị dị ứng mề đay cấp tính toàn thân hoặc có các triệu chứng khó thở, choáng, sốc phản vệ cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện cần nhất để được cấp cứu.

Cách điều trị dị ứng thời tiết bằng thuốc

Nếu đã thử nhiều cách nhưng triệu chứng của dị ứng không có dấu hiệu giảm nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa dị ứng – miễn dịch, da liễu để được điều trị kịp thời. Bệnh nhân có thể được chỉ định dùng các thuốc chống dị ứng nhằm giảm triệu chứng và thuốc làm giảm mẫn cảm đặc hiệu.

Dưới đây là một số thuốc tham khảo, nếu sử dụng cần phải tham khảo bác sĩ chuyên khoa dị ứng – miễn dịch lâm sàng.

Thuốc chống dị ứng thời tiết

  • Thuốc kháng histamin

Đây là một trong những thuốc được dùng để ứng phó với nhiều triệu chứng dị ứng như nổi mề đay, ngứa, hắt hơi, chảy nước mắt,…đồng thời có tác dụng chặn các histamine gây ra các triệu chứng trên.

Thuốc kháng histamin được bào chế dưới những dạng sau: Thuốc kháng histamin đường uống; Kháng histamin dạng xịt, nhỏ mũi; Thuốc kháng histamin nhỏ mắt.

  • Thuốc kháng leukotrien

Leukotrien là nhóm các hoạt động trung gian có vai trò không nhỏ trong các phản ứng viêm dị ứng và cũng có thể trực tiếp gây ra các phản ứng ứng dị ứng như co thắt cơ trơn phế quản, tăng tiết dịch nhày, giãn mạch…Khá nhiều thuốc kháng leukotrien được chứng minh điều trị hiệu quả các bệnh dị ứng như mày đay mạn tính, viêm mũi dị ứng, hen phế quản.

Một số loại thuốc kháng leukotrien có thể sử dụng như: Montelukast; Zafirlukast; Zileuton …

  • Các loại corticoid

Corticoid (corticosteroid) cũng được sử dụng để giảm các triệu chứng dị ứng, tuy nhiên, ngoài tác dụng điều trị, thuốc có thể gây một số tác dụng phụ.

Thuốc corticoid bao gồm các dạng thuốc sau:Thuốc dạng xịt mũi; Corticoid dạng hít; Dạng thuốc nhỏ mắt; Kem bôi da chứa corticoid; Corticoid đường uống.

Gentrisone - Một loại thuốc corticoid được sử dụng phổ biến

Gentrisone – Một loại thuốc corticoid được sử dụng phổ biến.

Thuốc giảm mẫn cảm đặc hiệu

Sau khi xác định được vài trò của một số kháng thể có vai trò trong cơ chế sinh bệnh của các bệnh lý dị ứng gồm kháng thể IgE; Kháng thromboxan A2 và Kháng cytokin của tế bào lympho Th2.

Theo đó, một số loại thuốc được nghiên cứu nhằm ngăn chặn các kháng thể gây ra các triệu chứng dị ứng đã được áp dụng như sau:

  • Thuốc kháng IgE

Các thuốc kháng IgE tổng hợp như omalizumab có khả năng điều trị các trường hợp hen phế quản nặng, không đáp ứng với các thuốc điều trị khác.

  • Các thuốc kháng thromboxan A2

Các thuốc kháng thromboxan A2 như ozagrel, ramatroban và seratridust đã được chứng minh hiệu quả trong điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng.

Sử dụng thuốc bôi ngoài da, bôi trực tiếp lên vùng da bị dị ứng là cách chữa dị ứng thời tiết nhanh nhất mà bạn có thể tham khảo.

Lưu ý: Các loại thuốc chống dị ứng có nhiều tác dụng phụ không mong muốn vì vậy phải dùng đúng quy định, liều lượng và thời gian dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân không tự ý dùng thuốc.

Những lưu ý khi bị dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết xảy ra nhiều vào thời điểm giao mùa hoặc khi có sự thay đổi đột ngột nhiệt độ môi trường.

Không có cách nào để né tránh hiện tượng tự nhiên nhưng người bị dị ứng thời tiết có thể chung sống, làm việc dưới tác động của thời tiết và chủ động làm giảm các triệu chứng dị ứng xảy ra theo các cách dưới đây:

  • Chú ý đến sự thay đổi của thời tiết
  • Kiểm soát môi trường sống
  • Chuẩn bị đối phó với dị ứng
  • Chẩn đoán và điều trị đúng

Xem video Phóng sự về nổi mề đay, mẩn ngứa khi thời tiết giao mùa:

 

Việc điều trị dị ứng thời tiết gặp nhiều khó khăn do bệnh thường xuyên tái phát. Do đó, ngoài việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân nên chủ động phòng ngừa dị ứng, làm giảm nguy cơ mắc dị ứng.

Hiểu rõ về bệnh và các phương pháp chữa dị ứng thời tiết một cách an toàn, triệt để là điều cần thiết cho người bị dị ứng thời tiết. Bạn hãy liên hệ đến hotline 024 6253 6649 – 0963 302 349 để được bác sĩ, lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường tư vấn, giải đáp về bệnh.

Xem ngay2 Nhóm thuốc dị ứng thời tiết và những lưu ý cần phải biết

XEM THÊM

Bình luận (21)

  1. Đặng THị Ngần says: Trả lời

    Thế nếu gió máy hàng tuần liền thì phải ở trong nhà cả tuần à? Không còn cách nào khách chữa trị hẳn cái bệnh này à?

  2. Phương says: Trả lời

    Tôi bị dị ứng thời tiết mấy năm trời, lần nào bị cũng uống thuốc kháng sinh, mệt mỏi rã rời cả người luôn ấy. May sau đó tìm được bài thuốc nam chữa dứt điểm, từ đó đến nay chẳng sợ gì nữa.

    1. Mai ly says: Trả lời

      Có phai chi chưa băng thuốc nay ko vây https://eva.vn/tin-tuc-suc-khoe/bat-mi-bai-thuoc-nam-chua-me-day-o-tre-em-an-toan-hieu-qua-c296a355343.html em cung dang tìm hiêu de đua con đi chưa.

    2. Kiều Trang says: Trả lời

      Chị chữa bằng bài thuốc nào chia sẻ cho mọi người nghe với đi chị.

  3. Phan khánh linh says: Trả lời

    Đợt mùa đông vừa rồi mỗi lần ngứa quá lại pha cốc trà gừng uống, thấy cũng dịu dịu đôi chút, tuy nhiên mấy hôm sau lại bị nổi mụn là sao nhỷ?

  4. Diệu Thùy says: Trả lời

    sao tưởng bảo dùng histamin lợi bất cập hại nên cần phải cẩn trọng???

    1. Thuhiennguyen says: Trả lời

      Uong thuok nay xong ro la buon ngu

  5. Đoàn Thị yên says: Trả lời

    Tắm lá chè thì có khỏi được không vậy ??

    1. Minh Đan says: Trả lời

      Chỉ đỡ được thôi chứ không thể khỏi hẳn được đâu.

  6. Lam says: Trả lời

    Cho toi hoi la neu bi len di ung thi co duoc tam khong vay? Toi so lai bi nang them nen 3 hom nay chua tam roi, trong ngươi thay buc bach kho chiu qua.

    1. Lê Thị Ban says: Trả lời

      Ôi, bạn không tắm là sai lầm đấy. Không tắm vi khuẩn tích tụ thì bệnh còn nặng thêm ý. Tắm nhưng đừng dùng sữa tắm mà tắm bằng các loại lá cây ý (lên mạng tìm hiểu nhiều lắm)

  7. to nga says: Trả lời

    May loai thuoc tren hieu thuoc co ban ko?

  8. Ngi says: Trả lời

    Con toi moi co 2t ma dabi len me day roi. Khong biet nen dung thuoc nao chua cho be. Khang sinh thi so be uong xong se gay yeu

    1. Phượng Bùi Minh says: Trả lời

      Nếu không muốn dùng thuốc tây thì bạn chuyển qua cho con dùng thuốc nam cũng được đó bạn à..

  9. Con toi moi co 2t ma dabi len me day roi. Khong biet nen dung thuoc nao chua cho be. Khang sinh thi so be uong xong se gay yeu says: Trả lời

    Mấy cách này tôi đều đã thử qua hết rồi nhưng đều chẳng ăn thua đâu

  10. Thu Kim says: Trả lời

    Bị cái bệnh dị ứng thời tiết này rất khổ. Có lần đang đi du lịch với cả gia đình thì lên mẩn ngứa đỏ khắp người, thế là đi du lịch 3 ngày thì 2 ngày ở trong phòng, hải sản cũng chẳng được ăn. Muốn chữa cho khỏi lắm mà chẳng có cách nào, người ta bảo mề đay mãn tính không chữa nổi.

    1. Nguyễn Giao says: Trả lời

      Thế chắc bạn chưa được nghe đến bài thuốc này bao giờ rồi https://www.chuatrimedaymanngua.com/thuc-hu-cong-dung-bai-thuoc-duoc-xem-la-duoc-chua-day-cua-dong-ho-minh.html . Mẹ chồng tôi cũng mề đay mãn tính mà chữa còn khỏi được đây.

  11. Nguyễn Thị Huyền says: Trả lời

    Con em cứ trời sẩm sẩm tối là lên mề đay, như vậy có phải là dị ứng thời tiết không? Uống thuốc gì bây giờ được nhỷ?

  12. Cao Vân says: Trả lời

    Em thấy bôi nha đam vào chỗ ngứa cũng ok đấy, các bác lau sạch phần nhựa vàng đi rồi lọc lấy ruột chà lên là được.

    1. Trâm says: Trả lời

      Bôi thế cả người thì bao nhiêu mới đủ hả bạn :((

  13. Diễm Thư says: Trả lời

    Ai biết chỗ nào chữa mề đay uy tín thì chia sẻ lên đây cho mọi người cùng biết nữa nhé. Không tôi đang bí bách quá rồi chẳng biết làm thế nào với mấy cái vết ngứa này.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo