Triệu chứng chàm ở tay

Triệu chứng chàm ở tay

Bạn đã từng nghe đến bệnh chàm? Bạn có biết bệnh chàm là gì? Bài viết hôm nay cung cấp cho bạn một số kiến thức cần thiết để nhận biết bệnh chàm.

Chàm là gì?

Bệnh chàm, tên khoa học là Eczema, là một trong những bệnh ngoài da thường gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của con người nhưng nếu không tìm ra nguyên nhân gây bệnh cũng như cách điều trị thì bệnh sẽ kéo dài dai dẳng và có thể tái phát bất cứ lúc nào.

Với số người mắc bệnh lên đến 25% trên tổng số dân của Việt Nam, bệnh chàm đang ngày càng hoành hành và có chiều hướng lan rộng với triệu chứng ngứa ngáy, mãn tính và hay tái phát.

Triệu chứng của bệnh chàm rõ rệt nhất là gây ngứa, phát ban, da khô, đỏ, loang lổ hoặc nứt da. Trường hợp thứ hai là nổi mụn nước, chảy nước.

Tính đến nay bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang đã giúp đông đảo người bệnh thoát chàm eczema, phục hồi da và hạn chế bệnh quay lại...

Nguyên nhân bị chàm là gì?

Có 3 nguyên nhân bị bệnh chàm gồm: Do tác động từ bên ngoài (gọi là dị nguyên); Do cơ địa bệnh nhân và do sức đề kháng trong cơ thể. Cụ thể:

Do dị nguyên gồm có các yếu tố như đặc thù công việc tiếp xúc với các hóa chất độc hại hoặc do da bị dị ứng trong quá trình tiếp xúc với vật dụng hàng ngày như quần áo, giày dép, sữa tắm, sữa rửa mặt…

Do cơ địa bệnh nhân gồm có các yếu tố như di truyền, rối loạn các hoạt động trong cơ thể hoặc mắc những bệnh như viêm gan, viêm mũi, viêm xoang…

Do sức đề kháng của bệnh nhân như chế độ ăn uống thiếu cân bằng từ bé, không đủ các vitamin có lợi cho cơ thể, ăn ít rau xanh…

4 loại bệnh chàm da là gì?

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, độ tuổi bị bệnh và vị trí bị bệnh sẽ có những tên gọi của bệnh chàm khác nhau. Dưới đây là 4 thể lâm sàng của bệnh chàm:

1. Chàm tiếp xúc

Bệnh chàm tiếp xúc hay còn gọi là bệnh á sừng, là bệnh viêm da cơ địa gây nên tình trạng da bị khô, bong tróc, nứt nẻ gây chảy máu. Bệnh thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, ngón tay chân và da đầu. Bệnh do yếu tố dị ứng nguyên là bệnh nhân tiếp xúc với các chất tẩy rửa có nhiều hóa chất như nước rửa bát, xà phòng, nước lau sàn,…nên được gọi là bệnh chàm tiếp xúc. Đó cũng là lý do tại sao nhiều bà nội trợ thường mắc bệnh chàm tiếp xúc này.

Theo Th.s-Bs Lê Thái Vân Thanh (giảng viên bộ môn Da liễu, Đại học Y dược TP.HCM), khi bị bệnh, bệnh nhân có các triệu chứng như da khô và sưng đỏ lên. Bệnh trầm trọng hơn vào mùa đông khi thời tiết lạnh và hanh khô.

2. Chàm thể địa

Bệnh chàm thể địa là thể lâm sàng thường gặp nhất, được chia làm hai loại bệnh khác nhau tùy theo lứa tuổi:

– Bệnh chàm thể địa ở trẻ sơ sinh: Trẻ thường mắc bệnh chàm ở những vị trí trên mặt và trán. Đối với loại bệnh này, biểu hiện là những dát đỏ có mụn nước với giới hạn tương đối rõ rệt, mụn nước có chứa dịch, mủ, dễ bị vỡ và đóng vảy tiết.

– Bệnh chàm thể địa ở người lớn: Đối với người lớn, chàm thể địa có thể mắc phải ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, nhất là các vị trí có nếp gấp, bàn tay, bàn chân,… Biểu hiện của chúng là những mụn nước mọc thành từng mảng, tiết dịch hoặc đóng váy tiết.

3. Bệnh chàm thể đồng tiền

Đúng như tên gọi của nó, bệnh chàm này có biểu hiện là vùng da bị bệnh xuất hiện những tổn thương hình tròn hoặc ovan kèm theo mụn nước có tiết dịch, sẩn, đóng vảy tiết với giới hạn rõ ràng trên da. Bệnh thường bắt gặp ở các vị trí như mặt trước của cẳng chân, cẳng tay, mu bàn tay, mu bàn chân,…

4. Bệnh chàm da dầu

Bệnh này thường gặp ở các vị trí tiết nhiều dầu như da đầu, giữa mũi, nếp mũ má, sau tai,…với biểu hiện là những mảng da màu đỏ có vảy ở trên, vảy mỡ. Bệnh do tình trạng thiếu độ ẩm và quá trình tiết nhờn giảm. Mặc dù bệnh không lây nhiễm nhưng gây cho người bệnh cảm giác thiếu tự tin trong giao tiếp.

Bị chàm là gì? Cách phân biệt bệnh chàm dễ nhất?

Ngoài ra cũng có thể phân loại bệnh chàm dựa vào tình trạng của bệnh nhân, bao gồm chàm khô và chàm ướt.

1. Chàm khô

Chàm khô là thể nhẹ của bệnh chàm, là bệnh viêm da dị ứng và có tính mạn, dễ tái phát. Bệnh có biểu hiện là những mảng da có màu đỏ kèm theo mụn nước phát triển theo từng giai đoạn, gây ngứa ngáy khó chịu. Vì ở giai đoạn cuối của bệnh, lớp da khô sẽ bị bong tróc thành từng mảng nên gọi là bệnh chàm khô. Nghiên cứu cho thấy hiện nay chưa có một loại thuốc đặc trị nào có thể chữa dứt điểm được căn bệnh này.

Theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân có thể tham khảo một số loại thuốc bôi và thuốc uống giúp giảm khả năng tiến triển của bệnh.

-Thuốc bôi toàn thân: các thuốc bôi dạng kem, kem kháng sinh, hồ Brocq, dầu kẽm, thuốc mỡ Coricoide,…

-Thuốc uống toàn thân: thuốc kháng Histamin: hismanal, trexyl allerry, astelong, histalong, chlopheniramin, peritol, dimerdrol có công dụng an thần và chống ngứa.

-Thuốc giải mẫn cảm: các loại vitamin C liều cao giúp chống lại các yếu tố dị ứng nguyên gây bệnh.

2. Chàm ướt

Chàm ướt là thể nặng hơn của bệnh chàm và cũng khó chứa trị triệt để hơn. Bệnh thường gặp ở tay và chân, với các mụn nước chứa dịch, mủ gây cảm giác ngứa ngáy cho người bệnh. Các mụn nước này khá dễ vỡ, nhất là khi ta gãi mạnh vào vết thương, khiến mụn nước vỡ ra có thể gây nhiễm trùng da và chảy máu. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ nặng hơn, khó chữa trị hơn và khả năng tái phát cao hơn.

Hiện nay có khá nhiều cách trị bệnh chàm ướt bằng phương pháp Tây y và cả Đông y. Tuy nhiên bạn nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Đối với thuốc Tây, thuốc có thể giúp bạn phòng ngừa bệnh và kìm hãm sự tiến triển của bệnh nhưng cùng với đó là những tác dụng phụ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người sau khi bạn sử dụng thuốc Tây.

Còn đối với các bài thuốc Đông y hay những bài thuốc dân gian, tuy bạn phải bỏ ra nhiều thời gian, công sức và sự kiên trì hơn trong quá trình chữa bệnh nhưng đổi lại những bài thuốc này có khả năng chữa trị dứt điểm được bệnh chàm, không gây tái phát và cũng không có tác dụng phụ.

Phòng bệnh không bằng chữa bệnh. Khi biết được bệnh chàm là gì và những thể lâm sàng của bệnh, chúng ta nên biết thêm một số lưu ý để tránh mắc bệnh cũng như hạn chế sự tiến triển và tái phát của bệnh.

– Tránh hoặc han chế tiếp xúc với những nguyên nhân gây kích ứng da như bột giặt, nước rửa chén, nước lau sàn,…

– Tránh tiếp xúc trực tiếp với bùn đất, vi khuẩn, những hóa chất độc hại có trong xi măng, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm, phân bón hóa học,… Nếu do tính chất công việc bắt buộc phải tiếp xúc thì nên trang bị cho mình đồ bảo hộ như găng tay, ủng, khẩu trang y tế,…

– Không ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, thịt gà,…mà nên ăn thêm rau xanh và hoa quả.

http://www.healthline.com/health-slideshow/psoriasis-vs-eczema-pictures#7

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo