Mề đay khi mang thai là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị đơn giản từ chuyên gia
Dấu hiệu bệnh mề đay khi mang thai khiến các chị em phải chịu đựng tình trạng ngứa ngáy, khó chịu từ đó ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý cũng như sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Nguyên nhân gây mề đay khi mang thai là gì? Đâu là cách điều trị bệnh dứt điểm? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời từ chuyên gia sau đây.
Mề đay khi mang thai là gì?
Theo chia sẻ của lương y, bác sĩ Đỗ Minh Tuấn – giám đốc chuyên môn tại nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường: “Mề đay khi mang thai thường do đồ ăn không hợp, dị ứng với các thực phẩm tanh như tôm, cá, các loại hải sản…Theo đông y, nguyên nhân gây mề đay khi mang thai là do thể chất suy nhược, vị tràng thực nhiệt, cơ thể bị phong hàn tả, phong nhiệt, khoảng tấu lý xuất hiện tà khí uất và sinh ra bệnh.”
>>> Nên đọc: Tây y, đông y, dân gian – thuốc chữa mề đay mang thai nào tốt nhất hiện nay?
Thông tin chi tiết về chứng mề đay khi mang thai
Trong y học hiện đại lại quan niệm, mề đay là một hiện tượng viêm da thường gặp. Bệnh do sự tác động của histamin gây nên. Mặc dù không đe dọa tới tính mạng nhưng nó lại khiến người bệnh phải chịu đựng sự ngứa ngáy, khó chịu.
Truy tìm nguyên nhân gây ra mề đay khi mang thai
Theo BS.Tuấn, một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến triệu chứng bệnh mề đay khi mang bầu các mẹ cần nắm được bao gồm:
-
Mề đay do dị ứng thực phẩm
Các loại thức uống, đồ ăn, gia vị có thể dẫn tới hiện tượng dị ứng chẳng hạn như cá biển, ghẹ, cua, nghêu, sò, bơ, sữa, socola, phomat…
Bên cạnh đó, một số loại thực vật như tỏi, hành, dâu tây, cà chua, dưa tây, dưa gang… cũng được liệt vào danh sách những thực phẩm có thể không hợp với một số người dễ gây ra dị ứng nổi mề đay.
-
Mề đay khi mang thai do nhiễm trùng
Một số dạng nhiễm nấm, nhiễm trùng có thể là tác nhân dẫn đến bệnh mề đay thường gặp như nhiễm trùng đường tiết niệu, sâu răng, viêm xoang, viêm mũi, virus viêm gan, viêm dạ dày…
-
Rối loạn nội tiết dẫn đến nổi mề đay
Nguyên nhân gây ra mề đay khi mang thai
Khi có sự rối loạn các nội tiết hay khả năng tự miễn dịch kém thì cơ thể bạn sẽ dễ phát bệnh mề đay. Có thể kể đến một số căn bệnh phổ biến như: lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp ở tuổi vị thành niên, bệnh tuyến giáp tự miễn và cryoglobulinemia.
-
Dị ứng thuốc
Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu hoàn toàn có thể do sử dụng một số loại thuốc có chứa thành phần gây ra dị ứng như thuốc an thần, thuốc ngủ, Sulfamides, Aspirin, thuốc trị xương khớp…
-
Chất phụ gia
Chất tự nhiên chẳng hạn như giấm, men, chất hóa học sử dụng để nhuộm màu hoặc bảo quản thực phẩm.
-
Môi trường tác động
Bụi từ lông thú nuôi, bụi phấn hoa, bụi nhà, nhiều loại sinh trùng cũng là thủ phạm gây ra dị ứng nổi mề đay khi mang thai.
Mề đay khi mang thai có mấy loại?
Chứng mề đay khi mang thai thường chia ra làm 2 loại cơ bản tùy vào thời gian triệu chứng kéo dài:
-
Mề đay cấp tính
Bệnh thường xuất hiện và kéo dài trong thời gian 1 đến 2 ngày, sau đó tự mất vì bà bầu có cơ địa dễ bị dị ứng hoặc sức đề kháng yếu. Vì thế nếu không có phương án chữa trị kịp thời, đúng cách nó sẽ dễ dàng tái phát, thậm chí gây ra biến chứng.
-
Mề đay mãn tính
Bệnh mề đay khi mang thai xảy ra trong thời gian từ 1 cho tới 3 tháng khiến người bệnh bị khó chịu, ngứa ngáy. Rất nhiều trường hợp bệnh nhân vì bức bối mà gãi nhiều hơn dẫn tới mất thẩm mỹ. Khi đó, bạn nên tới bệnh viện để được bác sĩ chữa trị nhanh chóng.
Dấu hiệu mề đay khi mang thai
-
Ngứa da
Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết bệnh mề đay khi mang thai đó là ngứa ngáy, khó chịu trên da kèm theo nóng rát. Nhiều trường hợp vì gãi quá nhiều dẫn tới da bị tổn thương, xước xát.
-
Ngứa phát ban
Tình trạng này thường xuất hiện và kéo dài trong 30 phút khi da tiếp xúc với lạnh. Khi ăn phải đồ lạnh khiến môi bị sưng hoặc cầm đồ lạnh cũng làm tay sưng lên.
-
Các nốt sần
Những nốt sần thường nằm ở nhiều vị trí khác nhau, không đồng đều, kích thước khoảng vài mm hoặc vài cm. Bên ngoài thường có màu hồng, bên trong là màu trắng, dùng tay ấn thấy căng. Tùy thuộc vào từng cơ địa mà nốt sần có thể xuất hiện ở khắp cơ thể hoặc nằm trong vùng giới hạn.
Mề đay khi mang thai có nguy hiểm tới thai nhi không?
Lương y, bác sĩ Đỗ Minh Tuấn đã nhận định: “Mề đay là chứng bệnh do virus gây nên. Với bà bầu, nó không chỉ gây ra hiện tượng viêm nhiễm ở bên ngoài mà thậm chí bên trong tử cung qua bộ phận sinh dục hoặc nhau thai. Còn với trẻ nhỏ cũng dễ gặp phải những dị dạng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.”
>>> Xem chi tiết: Biến chứng mề đay khi mang thai nguy hiểm nếu mẹ bầu trị sai cách
Biến chứng của bệnh mề đay khi mang thai có nguy hiểm không?
Nếu chị em bị nổi mề đay khi mang thai sẽ gây ra những tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của thai nhi. Virus đi vào trong cơ thể khiến hạch phân chia bị khống chế gây ra đứt nhiễm sắc thể. Đặc biệt, trong giai đoạn mang thai virus thường đi vào sâu bên trong cơ thể qua nhau thai khiến em bé bị tổn hại.
Khi mang thai giai đoạn đầu, bộ máy phân hóa của thai nhi vẫn chưa được hoàn thiện. Vì thế, virus sẽ phát triển ở trong phôi thai khiến đứt nhiễm sắc thể và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự nhân bản ADN. Khi virus phát triển ngày càng nhanh làm cho phôi thai không phát triển bình thường. Đây cũng là lý do gây ra bệnh mề đay bẩm sinh.
Có thể khẳng định, bệnh mề đay khi mang thai có thể gây nên các biến chứng ảnh hưởng trực tiếp tới trẻ. Vì thế, bà bầu cần phải cẩn trọng trong quá trình điều trị, chăm sóc, phòng ngừa ngay từ đầu.
Cách chữa mề đay khi mang thai hiệu quả nhất
-
Tiêm phòng dịch
Để phòng ngừa mề đay, hiện nay loại vắc xin RA 27/3 đang được sử dụng phổ biến. Điểm nổi bật của vắc xin này đó là có giá trị kháng thể cao, hiệu quả tốt, an toàn tuyệt đối, tác dụng lâu, hiệu quả dự phòng đạt 95% và rất đáng tin cậy.
Có điều, vắc xin RA 27/3 thường không dùng cho phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai mà tiêm trước khi mang thai khoảng 3 tháng. Do đó, nếu bạn đang chuẩn bị kế hoạch có em bé cần phải chủ động tới các cơ sở y tế, trạm xá để được tiêm phòng.
-
Áp dụng phương pháp an toàn
Chị em đang bị mề đay khi mang thai cần sử dụng một số phương pháp điều trị an toàn chẳng hạn như sử dụng thuốc hoặc chườm nóng theo chỉ định từ phía bác sĩ chuyên khoa. Áp dụng một số những bài thuốc đông y cũng được coi là cách an toàn nhất.
Ngoài ra, trong giai đoạn mang thai bà bầu cần hạn chế tiếp xúc với người đang bị bệnh. Nếu phát hiện sớm virus, các chuyên gia sẽ khuyên bệnh nhân thực hiện nạo thai để tránh gây ra hiện tượng dị tật bẩm sinh.
Rỉ tai một số bài thuốc dân gian chữa mề đay khi mang thai
-
Bài thuốc với lá khế
Sử dụng lá khế chua khoảng 200g, đem lá đi rửa thật sạch với nước, sau đó vò cho nát hoặc cho vào máy xay để xay nhuyễn. Cho nguyên liệu vào trong nồi đun với 2 lít nước cho sôi cùng 2 muỗng cà phê muối. Đợi cho nước nguội bớt, cho nên ½ muỗng nước cốt chanh vào khuấy đều. Bà bầu sử dụng nước này để tắm.
Cần dùng chiếc khăn sạch, có sợi mềm để thấm nước lên vị trí vết mẩn ngứa. Lưu ý, bà bầu phải thực hiện ở nơi kín gió. Lau thuốc xong hãy dùng nước sạch tắm lại lần nữa. Trong trường hợp mẩn ngứa ở khắp người thì có thể lấy nước này tắm luôn cũng được.
Bài thuốc chữa mề đay khi mang thai
-
Bài thuốc với cây chè
Chè xanh vẫn được biết tới là một thảo dược tự nhiên có tác dụng trong việc cầm máu, sát trùng rất tốt. Bên cạnh đó, sử dụng chè xanh còn giúp điều trị mề đay khi mang thai rất hiệu quả. Bà bầu sử dụng chè xanh khoảng 20g, sau đó đun cùng 2 lít nước. Tiếp đến, dùng nước này để tắm cũng giúp các triệu chứng bệnh mề đay được thuyên giảm nhanh chóng.
Khi tắm với lá chè xanh, bà bầu cần tắm lại với nước sạch một lần nữa để chất nhờn được loại bỏ. Với bệnh nhân da bị trầy xước, bong tróc không được tắm nước này sẽ khiến da bị tổn thương.
-
Bài thuốc với đu đủ
Đu đủ chín có chứa hàm lượng emzymes dồi dào. Nó có công dụng giúp thải độc nhanh chóng, điều trị dứt điểm hiện tượng ngứa ngáy do dị ứng thực phẩm hoặc thời tiết. Để áp dụng cách chữa mề đay khi mang thai với đu đủ khá là đơn giản.
Bạn dùng 100g đu đủ, 6g gừng tươi đem rửa sạch, thái thành miếng nhỏ. Cho nguyên liệu vào nồi cùng 100ml giấm gạo đem đun nhỏ lửa. Cho tới khi nào giấm cạn hết thì bắc nồi xuống. Áp dụng bài thuốc này 2 lần trong ngày vào sáng và chiều để triệu chứng thuyên giảm tốt nhất.
-
Bài thuốc với lá hẹ xanh
Trong thành phần của lá hẹ xanh có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào. Nó có công dụng trong việc kháng khuẩn tốt nên được dùng để điều trị nhiều chứng bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa hoặc đường ruột.
Bên cạnh đó, lá hẹ xanh cũng giúp điều trị mề đay rất tốt bằng việc đem nấu cùng với nước để vừa uống, vừa bôi. Người bệnh dùng 1 phần nước uống trực tiếp khi còn nóng. Phần còn lại sử dụng vải sạch đem thấm nước rồi thoa trực tiếp vào vị trí da bị ngứa ngáy.
-
Bài thuốc với kinh giới
Kinh giới là gia vị được sử dụng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày, đồng thời cũng giảm triệu chứng nổi mề đay khi mang thai tháng cuối rất tốt. Để bài thuốc đạt hiệu quả, người bệnh dùng phần ngọn kinh giới có hoa đem sao cho nóng, cho thuốc vào vải hoặc lưới rồi chà trực tiếp vào vị trí da bị ngứa.
Ngoài ra, bà bầu cũng có thể sử dụng phương pháp xông hơi với lá kinh giới cũng đem tới hiệu quả tuyệt vời giúp triệu chứng giảm đi nhanh chóng nhất.
Việc áp dụng các bài thuốc dân gian, mẹo vặt để điều trị mề đay khi mang thai thường không có quá nhiều hiệu quả, gây ra tốn thời gian, thậm chí khiến tình trạng bệnh của bà bầu trở nên nghiêm trọng hơn nếu dùng sai cách. Tốt hơn hết, bệnh nhân nên lựa chọn cho mình một phương pháp điều trị dứt điểm, an toàn tuyệt đối được bác sĩ, thầy thuốc khuyên để bảo vệ bản thân và thai nhi trong bụng tốt hơn.
Tạm biệt triệu chứng khó chịu của mề đay khi mang thai với bài thuốc nam gia truyền
Gần 150 năm qua, nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu các dược liệu tự nhiên kết hợp với từng trường hợp của bệnh nhân để đưa ra bài thuốc đặc trị tốt nhất giúp hàng trăm, hàng ngàn bà bầu thoát khỏi triệu chứng khó chịu của chứng mề đay.
>>> Xem thêm: Chữa mề đay khi mang thai bằng đông y có tốt không?
Bài thuốc chữa mề đay khi mang thai gia truyền của dòng họ Đỗ Minh
So với các bài thuốc đông y khác, lương y Đỗ Minh Tuấn – truyền nhân đời thứ 5 của dòng họ Đỗ Minh đã kế thừa và phát triển, có sự cải tiến để tạo ra bài thuốc điều trị mề đay khi mang thai mang lại hiệu quả cao.
Những lý do nên lựa chọn bài thuốc chữa mề đay khi mang thai của dòng họ Đỗ Minh
✔ Bài thuốc sử dụng các dược liệu hoàn toàn từ tự nhiên, an toàn tuyệt đối cho bà bầu
✔ Thuốc bào chế dưới dạng cao, chỉ cần pha uống mỗi ngày, không tốn nhiều thời gian, công sức thực hiện, không cần tốn công sức và thời gian để sắc thuốc.
✔ Các dược liệu có trong bài thuốc đều được nghiên cứu kỹ lưỡng, phối trộn với nhau theo tỉ lệ tiêu chuẩn. Quá trình bào chế thuốc được tuân thủ theo tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn từ khâu lựa chọn nguyên liệu, chế biến, chưng cất.
✔ Thuốc được dùng cho nhiều đối tượng bệnh nhân khác nhau kể cả phụ nữ mang thai, trẻ em, người già, phụ nữ đang cho con bú….
Công dụng của bài thuốc chữa mề đay của nhà thuốc Đỗ Minh Đường
Các thành phần có trong bài thuốc đều có tác dụng trong việc điều trị tận gốc những triệu chứng khó chịu, ngứa ngáy do bệnh mề đay gây ra. Bên cạnh đó, thuốc còn có công hiệu trong việc:
Cơ chế điều trị mề đay khi mang thai hiệu quả
-
Tăng cường chức năng hoạt động của gan, nhuận gan, bổ gan, giải độc, dưỡng huyết từ đó giúp cơ thể có sức đề kháng tốt hơn.
-
Tăng cường chức năng hoạt động của thận, giải độc, bổ thận, loại bỏ hoàn toàn những độc tố gây ra mề đay ra ngoài cơ thể. Bên cạnh đó, thuốc còn tạo ra hàng rào bảo vệ giúp ngăn ngừa những tác nhân gây ra bệnh đi vào cơ thể.
Bệnh nhân dùng thuốc chữa mề đay của nhà thuốc Đỗ Minh Đường có nhận xét gì?
- Chị Lê Huyền Như ( 27 tuổi – Thường Tín, Hà Nội): Khi mang thai được 4 tháng, tôi bắt đầu bị mề đay rất khó chịu. Tối không thể nào ngủ được, cơn ngứa ngáy khiến cho cả người nóng rát chỉ muốn gãi. Qua tìm hiểu, tôi được biết tới nhà thuốc Đỗ Minh Đường có loại thuốc đặc trị mề đay an toàn cho bà bầu nên cũng tới thăm khám. Bác sĩ Tuấn tư vấn rất nhiệt tình, ân cần chăm sóc nên tôi rất tin tưởng. Sử dụng thuốc được khoảng 2 tuần thì triệu chứng thuyên giảm đáng kể, không còn ngứa ngáy hay tái phát nữa.
- Chị Phùng Thị Hạnh ( 32 tuổi – Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc): Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã giúp tôi thoát khỏi những tháng ngày vất vả, mệt mỏi của bệnh mề đay. Nhờ có bài thuốc dạng cao vô cùng tiện dụng, tôi không cần phải tốn nhiều thời gian sắc thuốc mà vẫn đảm bảo không ảnh hưởng tới bé yêu trong bụng.
Các chuyên gia đánh giá về hiệu quả của thuốc chữa mề đay dòng họ Đỗ Minh
Cùng với việc kế thừa, phát triển bài thuốc nam cổ phương, nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã không ngừng cải tiến để mang tới cho bệnh nhân phương pháp điều trị mề đay hiệu quả nhất. Để đánh giá về công dụng của bài thuốc này, chúng ta cùng lắng nghe những chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành trong lĩnh vực sức khỏe để có được cái nhìn tổng quan hơn:
Theo đánh giá của bác sĩ CKII. Lê Hữu Tuấn (Nguyên PGĐ Phụ trách chuyên môn Bệnh viện YHCT Trung ương) cho hay: “ Tôi biết tới bài thuốc trị mề đay từ Lương y Đỗ Minh Tuấn – hậu duệ thuộc đời thứ 5 của dòng họ Đỗ Minh đã thực hiện nghiên cứu và tìm hiểu. Bài thuốc này ngoài việc điều trị tận gốc căn nguyên gốc rễ của bệnh, nó còn kết hợp với nhiều loại thuốc để nâng cao tác dụng của bài thuốc lên gấp đôi.”
Bài thuốc còn được bào chế dưới dạng cao sẽ giúp cho những bệnh nhân hạn hẹp về thời gian không phải lo ngại trong khâu chế biến thuốc. Với sự đóng góp này, mới đây nhà thuốc dòng họ Đỗ Minh đã được vinh danh đón nhận giải thưởng Cúp Vàng “Sản phẩm tin cậy – Nhãn hiệu ưa dùng – Dịch vụ hoàn hảo năm 2017. Vì thế tôi nghĩ đây là địa chỉ uy tín để khám và chữa bệnh”.
Chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Nguyên Trưởng khoa Nội bệnh viện y học cổ truyền Trung Ương: “Tôi đánh giá cao bài thuốc đặc trị vì những thành phần đều mang tính dược liệu cao, trị đúng căn nguyên của bệnh mề đay mẩn ngứa. Ngoài ra, 2 bài thuốc hỗ trợ bổ gan, dưỡng huyết và bổ thận giải độc vừa có tác dụng hỗ trợ, rút ngắn thời gian điều trị bệnh vừa có tác dụng phòng tránh bệnh tái phát rất tốt.”
Lương y, B.S Đỗ Minh Tuấn cũng chia sẻ thêm: “ Đối với bà bầu đang trong giai đoạn mang thai bị mề đay cần phải vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ, dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, cần bổ sung các thực phẩm có tính mát giúp việc giải độc đạt hiệu quả cao hơn. Tuyệt đối không được gãi sẽ khiến da bị trầy xước gây ra hiện tượng bội nhiễm. Cần kiêng khem một số thực phẩm có thể gây ra dị ứng.”
Nếu có bất cứ thắc mắc nào về bệnh, bạn hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ Đỗ Minh Tuấn để được tư vấn.
THÔNG TIN NHÀ THUỐC ĐỖ MINH ĐƯỜNG – Là địa chỉ uy tín trong điều trị các bệnh xương khớp, nam khoa (yếu sinh lý, xuất tinh sớm,…), mề đay, viêm xoang, viêm amidan, viêm họng, ho,… – Nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường được cấp giấy phép hoạt động bởi Sở Y tế Hà Nội. – Năm 2017, Đỗ Minh Đường vinh dự nhận giải thưởng Cúp vàng “Sản phẩm tin cậy, nhãn hiệu ưa dùng, dịch vụ hoàn hảo” trao tặng bởi Tạp chí Sở hữu trí tuệ và sáng tạo. (Xem chi tiết) Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ: Cơ sở Hà Nội: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình – Hotline/Zalo: 024 6253 6649 – 0963 302 349 Cơ sở Hồ Chí Minh: Số 100 đường Nguyễn Văn Thương, phường 25, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh – Hotline/Zalo: 028 3899 1677 – 0938 449 768 Website:https://dominhduong.com/ |
THÔNG TIN NÊN BIẾT: