Ghẻ ngứa – Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh ghẻ là một trong những bệnh lý về da phổ biến nhất ở nước ta, nhất là tại những vùng đông dân cư với chất lượng cuộc sống thấp Bệnh tuy không gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin về triệu chứng cũng như cách trị ghẻ ngứa để giúp bạn đọc có cái nhìn rõ ràng hơn về bệnh.

1. Triệu chứng và chẩn đoán của bệnh ghẻ:Tác nhân của bệnh là do kí sinh trùng Sarcoptes scabiei kí sinh trên da. Bệnh chủ yếu được lây lan giữa các thành viên trong gia đình hoặc bạn tình. Đối với bệnh nhân lần đầu nhiễm ghẻ, có thể sau 4-6 tuần da mới bắt đầu có phản ứng. Một số triệu chứng nổi bật có thể dễ dàng đánh giá:
– Ngứa dữ dội, đặt biệt là vào ban đêm do đó là thời gian cái ghẻ hoạt động mạnh nhất dưới da.
– Phát ban đỏ, rải rác, hình dạng giống như mụn trứng cá ở vùng da mỏng
– Mụn nước, bọng nước ở vùng bàn tay, bàn chân
– Luống ghẻ dài do ghẻ cái đào để đẻ trứng, chủ yếu xuất hiện ở các vùng da có nhiều nếp gấp như kẽ tay chân, lòng bàn tay tuy nhiên rất khó xác định bằng mắt thường
– Có thể có các nốt sẩn đóng vảy hoặc những xước tổn thương trên da có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
– Những vết chốc lở trên da, các vết loét mở có thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn là những biến chứng nặng của ghẻ.

cach tri ghe ngua

Nổi mụn nước ở các kẽ tay. chân

Trong giai đoạn đầu, bệnh ghẻ có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý về da khác do có cùng triệu chứng ngứa và phát ban. Để chắc chắn, các bác sĩ sẽ dựa vào việc tìm thấy cái ghẻ trên mẩu da tổn thương được mang đi soi trên kính hiển vi. Đây cũng được coi là tiêu chuẩn vàng để đánh giá đúng tình trạng bệnh. Ngoài ra có thể sử dụng các phương pháp invivo hoặc invitro để xác định sự có mặt của kí sinh trùng ghẻ.

cach tri ghe ngua

Tiêu chuẩn vàng chẩn đoán ghẻ ngứa

2. Nguyên tắc điều trị bệnh ghẻ:Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh ghẻ đã được ghi nhận. Tuy nhiên để có thể lựa chọn được phương án tối ưu nhất, bác sĩ sẽ phải dựa trên tuổi tác, chi phí điều trị, mức độ nặng của bệnh để đánh giá hiệu quả trên lâm sàng cho người bệnh.
Nguyên tắc điều trị đối với bệnh ghẻ:
– Không chỉ điều trị đơn độc cho người có chẩn đoán xác định với ghẻ, mà bất cứ ai tiếp xúc với người đó cũng cần được tiếp nhận phương pháp điều trị. Bác sĩ thường sẽ khuyên tất cả người thân trong gia đình đều nên điều trị, ngay cả khi không có triệu chứng
– Cần giặt sạch chăn, ga, gối, đệm và quần áo mà người bệnh đã dùng trong 3 ngày trở lại đây. Rửa đồ dùng bằng nước nóng và hong khô trong máy sấy tạo nhiệt để đảm bảo sự sạch sẽ.- Sử dụng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ.3. Một số thuốc dùng điều trị bệnh:3.1. Một số dạng kem bôi thường được dùng ở Việt Nam:• Kem Permathrin 5%: Sử dụng và lưu trên da 8-14h, 7 ngày sau nhắc lại.
• Lindan 1% dạng lotin: Sử dụng và lưu trên da trên 8h, được phép tắm, 7 ngày sau nhắc lại. Chú ý chống chỉ định cho trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú.• Kem Crotatmiton 10%: Dùng liên tục trong 2 ngày, nhắc lại sau 5 ngày, có hiệu quả chống ngứa.• Sufur 5-10%: Sử dụng liên tục trong 3 ngày, sau đó có thể được tắm. Hiêu quả tuy không cao nhưng an toàn cho cả trẻ em dưới 2 tháng tuổi, cũng như phụ nữ có thai và cho con bú.• Benzoyl benzoate 10%: Chú ý lưu giữ trên da đủ 24h Cách dùng: – Người lớn: Sử dụng bao phủ hết toàn bộ bề mặt da (trừ vùng da mặt và da đầu) với những thuốc có tác dụng tiêu diệt ghẻ tại chỗ, nhất là những vùng có nếp gấp. – Trẻ em: Điều trị hết toàn bộ bề mặt da (kể cả vùng da mặt và da đầu).

cach tri ghe ngua

Thuốc điều trị ghẻ ngứa
3.2. Thuốc dạng uống:- Thuốc diệt ghẻ: Ivermectin với liều 200 µg/kg là thuốc có hiệu quả và an toàn nhất hiện nay. Thuốc dùng liều duy nhất với liều 200 µg/kg và cân nhắc dùng liều nhắc lại sau 10-14 ngày.
– Thuốc giảm triệu chứng ngứa: Kháng histamine hoặc corticoid có thể dùng trong trường hợp này.
Ngoài ra, cần phòng bệnh bằng cách đảm bảo vệ sinh thân thể sạch sẽ, khi phát hiện có người thân trong gia đình mắc bệnh, cần điều trị sớm, tránh tiếp xúc và không dùng chung đồ với người bệnh để đảm bảo không lây lan bệnh từ người sang người.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo