Viêm da cơ địa có lây không? Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một căn bệnh khó điều trị và để lại những tổn thương trên da gây ảnh hưởng không nhỏ về thẩm mỹ, sinh hoạt hằng ngày cũng như tâm lý của bệnh nhân. Trong đó, lo ngại lớn nhất là viêm da cơ địa có lây không? Hôm nay chúng ta cùng đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này.

>> Cách điều trị viêm da cơ địa hiệu quả nhất hiện nay

>> Trị viêm da cơ địa bằng thuốc nam đơn giản nhưng hiệu quả bất ngờ

>> Trị viêm da cơ địa bằng lá trầu không có được không?

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Hưng (Bệnh viện Da liễu Trung ương), viêm da cơ địa (tên tiếng Anh là Atopic Dermatitis-AD). Đây là bệnh da liễu khá phổ biến hiện nay với 20% trẻ em và khoảng 1-3% dân số ở độ tuổi trưởng thành trên thế giới mắc phải.


Chị Nguyễn Thị Thỏa (Nguyễn Xiển – Thanh Xuân – Hà Nội) bị viêm da cơ địa dai dẳng suốt 7 năm đã được hỗ trợ điều trị lành bệnh, phục hồi da nhờ bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang...

Đây được xem là bệnh lý mạn tính, khó điều trị và thường để lại những tổn thương dai dẳng và ảnh hưởng tâm lý của bệnh nhân trong đó nhiều bệnh nhân, người nhà bệnh nhân quan tâm viêm da cơ địa có lây không? Viêm da cơ địa có điều trị được không? Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa có lây không? Nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa có lây không?

Theo GS.TS.BS Michael Tirant – Thành viên Ban biên tập Tạp chí da liễu Toàn cầu cho biết, bệnh viêm da cơ địa hoàn toàn không lây. Các tài liệu khoa học cho biết, khi chúng ta sờ vào người bị viêm da cơ địa không hề bị lây.

Bác sĩ Michael Tirant cũng cho biết, nhiều bệnh nhân nghĩ rằng khi bị các triệu chứng ngoài da như mặt và tay thì có thể lây bệnh cho người khác nhưng điều này là sai lầm. Ông Michael khẳng định lại một lần nữa là bệnh hoàn toàn không lây.

Vậy nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa là bệnh mạn tính với diễn biến khá phức tạp, phát triển bệnh theo từng đợt, thường bắt đầu từ trẻ nhỏ với những tổn thương dạng chàm trên da và gây ngứa.

Viêm da cơ địa do một số nguyên nhân và yếu tố tác động khác nhau như sau:

  • Do gen nhận được từ bố hoặc mẹ. Có đến 80% con sinh ra bị mắc căn bệnh này nêu có cả bố và mẹ cùng bị mắc bệnh, và khoảng 60% người lớn mắc bệnh thì có con sinh ra cũng mắc bệnh.
  • Số còn lại chiếm khá đông tỉ lệ mắc bệnh lại không có bố mẹ hay họ hàng mắc bệnh viêm da cơ địa. Như vậy ngoài yếu tố di truyền thì còn nhiều nguyên nhân bệnh khác có thể nói tới như:

  • Do ô nhiễm môi trường: khói bụng và các chất độc hại từ môi trường xung quanh mang theo nhiều vi khuẩn tấn công trên da.
  • Do tiếp xúc với những dị nguyên có trong lông súc vật, quần áo, đồ dùng cá nhân, hay trong các loại đồ ăn, thức uống dễ gây dị ứng.
  • Do thay đổi thời tiết đột ngột và thất thường, quá nóng hoặc quá lạnh khiến da bị kích ứng.
  • Do bệnh nhân mắc phải các bệnh có chứa nhiều ổ vi khuẩn hình thành trong cơ thể như bệnh hen xuyễn, viêm mũi dị ứng, các bệnh về gan,… Những bệnh này không chỉ hình thành ổ vi khuẩn mà còn khiến có những cơ quan trọng cơ thể bị bệnh không thực hiện tốt chức năng hoạt động của nó.
  • Do căng thẳng, stress và mệt mỏi kéo dài khiến cho các gen bệnh trong cơ thể khởi phát và gây nên bệnh viêm da cơ địa.
  • Do sức đề kháng và hệ miễn dịch kém dẫn đến bệnh nhân không thể chống lại các dị nguyên gây bệnh.

Tham khảo thêm: Các nguyên nhân viêm da cơ địa nên phòng tránh

Viêm da cơ địa nguy hiểm thế nào? Có trị được không?

Viêm da cơ địa nguy hiểm thế nào?

Viêm da cơ địa khiến da trở nên khô do mất nước qua lớp biểu bì cùng với ban đỏ và ngứa. Biểu hiện bán cấp là những triệu chứng nhẹ hơn và da không bị phù nề cũng như tiết dịch.

Ở giai đoạn cấp tính của bệnh khá phức tạp. Đó là những đám da đỏ xuất hiện với ranh giới không rõ ràng kèm theo nhiều mụn nước có tiết dịch, không có vảy da. Lúc này da bị phù nề, mụn nước lúc vỡ ra sẽ tiết dịch và đóng vảy tiết. Nếu bệnh nhân gãi vào vùng tổn thương, các vết xước do gãi có khả năng bị bội nhiễm tụ cầu tạo các mụn mủ và vảy tiết màu vàng.

Đến giai đoạn mạn tính, vùng da bị bệnh trở nên dày và thâm, ranh giới rõ ràng và có nhiều vết nứt gây đau do gãi nhiều.

Ngoài những triệu chứng trên bệnh nhân còn có thể gặp phải những triệu chứng khác như viêm mũi dị ứng, viêm họng, hen hoặc viêm kết mạc mắt.

Chính vì những biểu hiện và tổn thương nặng nề mà bệnh viêm da cơ địa để lại trên da cũng như trong cơ thể bệnh nhân nên người xung quanh có tâm lý e ngại, tránh tiếp xúc với bệnh nhân bị căn bệnh này.

Tuy bệnh không lây, cũng không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bệnh nhân. GS.TS.BS Torello Lotti (Trường khoa Khoa Da liễu Trường Đại học Rome Gmarconi (Italia)) cho biết, sau khi khảo sát yếu tố di truyền cá nhân của các bệnh nhân, yếu tố bên ngoài, bên trong và cho ra kết quả bệnh làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Khoảng 10-15% số bệnh nhân bị viêm da cơ địa, vảy nến có ý định tự tử, như vậy trong 10 bệnh nhân thì có 1 bệnh nhân có ý định tự tử. Như vậy, mặc dù bệnh không lây nhiễm, không gây chết người nhưng lại làm cuộc sống của bệnh nhân khốn khổ, làm hạn chế sự giao tiếp của bệnh nhân.

Một số trường hợp chồng (vợ) của bệnh nhân cảm thấy không thoải mái khi chung sống với người bị bệnh và rồi họ ly dị.

Xem video Bs. Nguyễn Thanh Bảo Tuấn (Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc) chia sẻ về bệnh Viêm da cơ địa:

Viêm da cơ địa có trị được không?

Đặc điểm của bệnh viêm da cơ địa là hay tái phát vì thế việc điều trị chỉ có tác dụng ở thời điểm điều trị. Việc điều trị dựa trên giai đoạn của bệnh, trong đó quan trọng nhất là dưỡng ẩm, chống khô da, giảm ngứa, chống viêm kết hợp với phòng bệnh.

Hỏi đáp: Viêm da cơ địa có trị khỏi được không? Trị bằng cách nào?

Hiện tại, điều trị viêm da cơ địa có thể được điều trị hạn chế triệu chứng từ 3 phương pháp: tây y, sử dụng mẹo dân gian và đông y. Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng, để biết thêm thông tin chi tiết về các phương pháp này cũng như lựa chọn ra cách tối ưu nhất phù hợp với thể trạng, quý bệnh nhân có thể tìm hiểu thêm tại bài viết này.

Phòng tránh bệnh viêm da cơ địa

Những người có cơ địa dị ứng hay sức đề kháng kém thường dễ trở thành đối tượng tấn công của căn bệnh này. Vì vậy chúng ta cần biết một số biện pháp phòng tránh bệnh viêm da cơ địa như sau:

  • Hạn chế và tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại, lông súc vật,…
  • Thường xuyên dưỡng ẩm cho da, đặc biệt là trong mùa đông khi thời tiết hanh khô.
  • Cẩn thận với những thực phẩm lạ hoặc những thực phẩm mình có thể bị dị ứng nếu ăn phải.
  • Uống đủ nước mỗi ngày và bổ sung thêm nhiều dưỡng chất để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Hy vọng sau khi có câu trả lời về việc viêm da cơ địa có lây không? bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đã có thể giải tỏa tâm lý. Căn bệnh này để điều trị hoàn toàn thì cần nhiều thời gian và sự kiên trì của bệnh nhân, vì vậy thay vì e ngại tiếp xúc với người bệnh bạn có thể tìm cách động viên bệnh nhân để họ không còn mặc cảm và có những suy nghĩ tiêu cực làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

Click đọc ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo