Bệnh viêm da cơ địa ở tay: Triệu chứng và cách điều trị bệnh

Theo số liệu của ngành da liễu, có khoảng 17,8 triệu người mắc viêm da cơ địa, trong đó triệu chứng có ở tay gây khó chịu cho người bệnh. Vậy nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa ở tay là gì? cách điều trị và phòng tránh như thế nào?. Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Bài nên đọc:

Theo tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị các bệnh Da liễu của Bộ Y tế ban hành năm 2015, viêm da cơ địa có thể gặp ở bất cứ vị trí nào, trong đó viêm da ở bàn tay gặp ở 20-80% người bệnh, đây là dấu hiệu đầu tiên của bệnh gặp ở người lớn.

Đây là một bệnh viêm da mãn tính tiến triển thành từng đợt, thường bắt đầu từ trẻ nhỏ.

Triệu chứng tay bị viêm da cơ địa

  • Mụn nước
  • Sẩn đỏ dẹt
  • Lichen hóa (là mảng rộng, bờ tổn thương kém rõ ở những vùng da dày do bệnh và những vết ngang dọc hiện rõ trên da)
  • Ngứa
  • Khô da: Do tăng mất nước qua biểu bì
  • Da cá, dày da lòng bàn tay
  • Dày sừng nang lông
  • Chứng da vẽ nổi trắng

3 giai đoạn biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm da cơ địa

Chị Nguyễn Thị Thỏa (Nguyễn Xiển – Thanh Xuân – Hà Nội) bị viêm da cơ địa dai dẳng suốt 7 năm đã được hỗ trợ điều trị lành bệnh, phục hồi da nhờ bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang...
  • Giai đoạn cấp tính bệnh có biểu hiện là các đám da đỏ ranh giới không rõ, sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vảy da. Da bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết. Các vết xước do gãi tại vết trợt, bội nhiễm tụ cầu tại các mụn mủ và vảy tiết vàng.
  • Giai đoạn bán cấp có biểu hiện nhẹ hơn như da không phù nề hay tiết dịch.
  • Giai đoạn mạn tính: Da dày thâm, ranh giới rõ, lichen hóa, các vết nứt đau. Đây là hậu quả của việc bệnh nhân ngứa và gãi nhiều.

Biến chứng của bệnh viêm da cơ địa ở tay

Bệnh thường tiến triển mạn tính, ảnh hưởng nhiều bởi các dị nguyên, môi trường, tâm sinh lý của người bệnh. Khoảng 30-50% người bệnh viêm da cơ địa sẽ xuất hiện thêm các bệnh dị ứng khác như viêm mũi dị ứng, hen phế quản.

Hình ảnh viêm da cơ địa ở ngón tay

Bệnh nhân bị viêm da cơ địa nói chung, viêm da cơ địa ở tay cần đến gặp bác sĩ ngay nếu có dấu hiệu nhiễm trùng da do vi khuẩn sốt hoặc đau.

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa

Bệnh thường xuất hiện ở những cá thể có tiền sử gia đình hoặc bản thân mắc các bệnh có yếu tố dị ứng như hen, viêm mũi xoang dị ứng, sẩn ngứa, dị ứng thuốc, mề đay. Theo đó, PGS.BS Nguyễn Duy Hưng (BV Da liễu TƯ) cho biết có các yếu tố dưới đây là nguyên nhân chính đóng vai trò làm bệnh khởi phát hoặc nặng hơn như sau:

  • Yếu tố di truyền: Hiện vẫn chưa xác định được bệnh viêm da cơ địa do gen nào đảm nhiệm, nhưng có khoảng 60% người lớn bị viêm da cơ địa có con bị bệnh này. Và có đến 80% trẻ bị bệnh có bố và mẹ cùng bị bệnh.

  • Các yếu tố làm bệnh khởi phát và nặng hơn gồm: Các dị nguyên trong không khí như len dạ; ngoại đốc tố của tụ cầu vàng; một số thức ăn (trứng, sữa, lạc, đậu tương, cá…) làm bệnh nặng hơn.
  • Các yếu tố khác là giảm chức năng của hàng rào bảo vệ của da cùng với giảm lớp ceramic trên bề mặt da làm cho da dễ bị mất nước gây khô da. Vì vậy, bệnh thường nặng hơn vào mùa thu đông, nhẹ hơn vào mùa hè.

2 cách chữa bệnh viêm da cơ địa ở tay

Điều trị bệnh viêm da cơ địa ở tay gồm 4 nguyên tắc sau:

  • Dùng thuốc chống khô da, dịu da
  • Chống nhiễm trùng
  • Chống viêm
  • Kết hợp điều trị và phòng bệnh tái phát.

1. Cách chữa viêm da cơ địa ở tay theo phương pháp Tây y hiện đại

Theo Bác sĩ Nguyễn Duy Hưng cho biết điều trị viêm da cơ địa cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa bác sĩ với người bệnh, tuy theo giai đoạn bệnh là cấp tính, bán cấp hay mạn tính sẽ cho thuốc phù hợp. Cụ thể:

Với viêm da cơ địa cấp tính: Cần đắp ẩm thương tổn và bôi kem corticoit + kháng sinh. Trong trường hợp bội nhiễm bệnh nhân phải uống kháng sinh để chống tụ cầu trùng vàng. Uống thuốc kháng histamin để chống dị ứng và chống ngứa.

– Với viêm da cơ địa bán cấp và mạn tính:

  • Làm ẩm da bằng kem bôi.
  • Thuốc corticosteroid (dùng khi có chỉ định chặt chẽ để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm).
  • Các thuốc chống viêm khác như tacrolimus có thể thay thế corticosteroid. Loại thuốc này có thể chống ngứa, chống viêm ít tác dụng phụ hơn và có thể dùng lâu dài.
  • Uống thuốc kháng histamin chống ngứa, chống dị ứng.
  • Một số trường hợp nặng có thể phải uống corticoid.
  • Các biện pháp điều trị khác có thể áp dụng khi bệnh nhân không đáp ứng liệu trình trên như UVA, UVB, các thuốc như cyclosporin…

Xem ngay: 5 loại thuốc trị viêm da cơ địa tốt nhất hiện na

2. Cách trị bệnh viêm da cơ địa ở tay bằng Đông y

Kế thừa và phát triển từ nền y học cổ truyền nhiều bài thuốc trị bệnh bằng Đông y có hiệu quả rất tốt đặc biệt là điều trị trị bệnh ngoài da, Ths.Bs Trần Thị Tới (Hội Đông y Việt Nam) chia sẻ 2 bài thuốc trị viêm da cơ địa như sau:

  • Tứ vật thang gồm: Xuyên khung; Đương quy; Sinh địa; Bạch Thược.
  • Tỳ giải thẩm thất thang gồm: Tỳ giải; Phòng phong; Kinh giới; Huyền toái; Thông thảo; Ý dĩ; Trạch tả.

Khuyến cáo:

Bệnh nhân không nên chà xát, gãi. Bôi kem dưỡng là một việc rất cần thiết bởi vừa có tác dụng chống khô da, tránh ngứa và hạn chế tái phát. Kem dưỡng ẩm phải được sử dụng hàng ngày và dùng lâu dài các triệu chứng sẽ được cải thiện. Nếu loại trừ và tránh được các chất gây dị ứng được xác định cụ thể bệnh sẽ thuyên giảm nhanh hơn.

Ngoài 2 bài thuốc trên, bạn có thể tham khảo thêm Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang do Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng Thuốc dân tộc bào chế.

Bài thuốc là kết quả của quá trình nghiên cứu lâu dài, chắt lọc tinh hoa từ hơn 100 bài thuốc cổ phương dân tộc nổi bật là cốt thuốc bí truyền của dân tộc Tày, bài Trợ tạng bì của Hải Thượng Lãn Ông giúp điều trị viêm da cơ địa từ gốc, loại trừ căn nguyên của bệnh. Nhờ đó, Thanh bì Dưỡng can thang mang tới hiệu quả lâu dài và hạn chế tối đa tái phát bệnh. [CHI TIẾT NGUỒN GỐC BÀI THUỐC XEM TẠI ĐÂY]

Bài thuốc gồm 3 chế phẩm tạo công thức “3 trong 1” chuyên sâu: Thuốc ngâm rửa, Thuốc bôi ngoài và Thuốc uống trong mang tới liệu trình điều trị toàn diện từ trong ra ngoài cho bệnh nhân viên da cơ địa. Nhờ cơ chế tác động kép, bài thuốc vừa tác động vào căn nguyên bên trong của bệnh, đồng thời xử lý và làm lành tổn thương da bên ngoài, giúp bệnh nhân dứt hẳn viêm da cơ địa.

Thanh bì Dưỡng can thang đẩy lùi viêm da cơ địa hiệu quả
Thanh bì Dưỡng can thang đẩy lùi viêm da cơ địa hiệu quả

Thanh bì Dưỡng can thang kết tinh 30 vị thuốc quý, 100% thảo dược sạch tự nhiên được thu hái từ các vườn chuyên canh trên khắp cả nước. Trong đó, phần lớn được cung cấp từ vườn dược liệu do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc tự phát triển tại Hòa Bình, Hải Dương, Hà Giang… Nhờ vậy, bài thuốc đáp ứng tiêu chí 3 KHÔNG: KHÔNG tác dụng phụ, KHÔNG nhờn thuốc, KHÔNG phụ thuộc thuốc.

Thanh bì Dưỡng can thang sử dụng dược liệu sạch chữa vảy nến
Thanh bì Dưỡng can thang sử dụng dược liệu sạch chữa vảy nến

Đặc biệt, bài thuốc còn được Chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 đưa tin đánh giá cao. Toàn bộ chương trình xem TẠI ĐÂY (phần giới thiệu bài thuốc ở phút 19:14) hoặc theo dõi qua video bên dưới:

Đông đảo bệnh nhân đã đưa tin phản hồi về bài thuốc:

Người mẹ trẻ 7 năm khổ sở với bệnh viêm da cơ địa mãn tính:

Hành trình gian truân của ông bố đi tìm liệu pháp điều trị viêm da cơ địa cho con:

 

Quý độc giả muốn được tư vấn thêm về tình trạng bệnh và phác đồ điều trị với Thanh bì Dưỡng can thang, vui lòng liên hệ:

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Phòng bệnh viêm da cơ địa 

Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được viêm da cơ địa, vì thế cần chú ý trong sinh hoạt và cách chăm sóc da nếu tuân thủ đúng những lưu ý dưới đây:

  • Giảm các yếu tố có thể làm bệnh khởi phát như: giữ phòng ngủ thoáng mát, không tiếp xúc với lông gia súc, gia cầm, đồ len (dạ), giảm bụi nhà, giảm stress.
  • Không dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh để tắm rửa, nhiệt độ thích hợp là
  • Dùng loại xà phòng rửa tay ít kích ứng.
  • Bôi thuốc làm ẩm da hàng ngày nhất là mùa đông, ngày bôi 2-3 lần.
  • Giữ độ ẩm không khí trong phòng.
  • Nên kiêng những thức ăn gây dị ứng khi đã xác định rõ, hoặc theo dõi để biết và loại trừ.
  • Nên đeo găng tay khi rửa bát và giặt quần áo để tránh tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa.

Hy vọng những kiến thức vềbệnh viêm da cơ địa ở tay kể trên có thể giúp độc giả hình dung rõ hơn về bệnh để có cách điều trị, chăm sóc và phòng tránh phù hợp.

Quỳnh Nguyễn (tổng hợp)

Click đọc ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo