Bệnh tổ đỉa ở bàn chân và cách điều trị hiệu quả

Bệnh tổ đỉa ở bàn chân là một trong những bệnh thuộc viêm da cơ địa dị ứng, thường tập trung ở bàn tay, bàn chân, gót chân và thường gặp vào mùa đông. Bệnh không lây truyền và không gây các biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên lại có thể gây lở loét, nhiễm trùng…

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa ở bàn chân

Nguyên nhân bệnh tổ đỉa nói chung và bệnh tổ đỉa ở bàn chân hiện vẫn chưa rõ, nhưng một vài nguyên nhân dưới đây cũng là một vài điều khiến bạn mắc bệnh:

  • Do di truyền, thay đổi nội tiết do dậy thì, chửa đẻ mãn kinh,..
  • Công việc hay tiếp xúc nhiều với các chất tẩy rửa, xà phòng, đeo gang tay cao su nhiều.
  • Thời tiết khô hanh làm chất xúc tác tạo điều kiện cho bệnh dễ dàng phát triển.
  • Nhiễm khuẩn do tiếp xúc với nước bẩn, đất…
  • Dị ứng với hóa chất
  • Tăng tiết mồ hôi chân.
  • Các bệnh lý về gan, thận, hen suyễn, đại tràng
  • Cơ thể bị rối loạn.

Bệnh tổ đỉa ở bàn chân gây ra những triệu chứng gì?

Bệnh tổ đỉa ở bàn chân bắt đầu bằng những triệu chứng khá rõ ràng đó là những cơn đau rát khó chịu ở vùng chân. Đồng thời tuyến mồ hôi cũng hoạt động mạnh mẽ hơn.

Sau giai đoạn ngứa ngáy là sự hiện diện của những mụn nước trắng, có kích thước khoảng 1 mm, thô và rất khó vỡ màu vàng đục ở lòng bàn chân, ngón chân, kẽ chân…

Nhiều mụn nước tập trung thành từng mảng hơi gồ lên mặt da ở lòng bàn chân, rìa ngón chân và đặc trưng là các nốt mụn không bao giờ vượt quá cổ chân.

Tưởng chừng như tuyệt vọng vì những mảng mụn nước nổi dày kín bàn tay, anh Nguyễn Duy Linh (Hồ Chí Minh) đã thoát "nỗi ám ảnh" bệnh tổ đỉa nhờ bài thuốc này.

Bệnh tổ đỉa rất dai dẳng và tái phát theo chu kỳ, có thể thành mãn tính gây nhiều bất tiện cho người bệnh.

Bệnh tổ đỉa ở bàn chân có thể điều trị bằng các phương pháp nào?

Dưới đây là những phương pháp điều trị tổ đỉa ở bàn chân phổ biến nhất, người bệnh có thể tham khảo qua:

Trị bệnh tổ đỉa ở bàn chân bằng thuốc Tây y

Khi bị mắc bệnh tổ đỉa ở bàn chân, người bệnh cần sử dụng cả thuốc bôi lẫn thuốc uống. Một số loại thuốc Tây phổ biến dùng được dùng trong điều trị có thể kể đến như sau:

  • Các loại thuốc bôi: Dung dịch Jarish giúp vùng da bị tổn thương khô lại, dung dịch xanh metylen bôi lên vùng da bị bệnh để làm khô da. Một số loại thuốc mỡ thường được sử dụng đó là: eumovate, dermovate, flucinar. Thuốc mỡ có tác dụng giảm triệu chứng ngứa. Ngoài raphysiogel cleanser, cetaphyl…
  • Thường sử dụng các loại thuốc kháng sinh trị bệnh như: loratadin, citirizin, telfast…Các loại thuốc này giúp trạng thái nhiễm khuẩn không còn, tiêu sưng, tiêu viêm nhanh chóng.
  • Ngoài các loại thuốc bôi, người bệnh có thể nhờ cậy đến phương pháp quang trị liệu, dùng ánh sáng chiếu vào vùng bệnh tổ đỉa ở bàn chân

Trị bệnh tổ đỉa ở bàn chân bằng các phương thuốc dân gian

  • Rượu tỏi: Ngâm 2 củ tỏi cùng 200ml rượu trắng trong khoảng 7 ngày. Dùng rượu này xoa lên vùng da bị tổ đỉa mỗi ngày 1-2 lần. Công thức này sẽ giúp làm giảm cảm giác ngứa rát nhanh chóng và làm lành các vết thương lở loét do bệnh tổ đỉa gây nên.

  • Cây dọc mùng trắng: Loại cây này có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và giảm ngứa cho da nhanh chóng. Dùng phần thân tiếp giáp với củ, rửa sạch sau đó giã nát, nấu cùng 1 lít nước. Khi sôi pha ấm rồi dùng nước này rửa các vùng da bị bệnh  mỗi ngày 1 lần.
  • Lá đào: Từ lâu lá đào đã được sử dụng trong các bài thuốc dân gian điều trị bệnh da liễu, trong đó có tổ đỉa. Dùng 1 nắm lá đào rửa sạch, giã nhỏ rồi đắp lên vùng da bị tổ đỉa. Khoảng 30 phút thì lấy ra để cho da thông thoáng, mỗi ngày đắp 1 đến 2 lần, bệnh sẽ thuyên giảm.
  • Lá móng tay: Đem khoảng 100g lá rửa sạch, nấu cùng 1 lít nước, dùng nước này để ngâm rửa chân mỗi ngày 1-2 lần trong khoảng 15-20 phút sẽ ngăn ngừa được căn bệnh tổ đỉa ở bàn chân.

>> Xem thêm Video: Hướng dẫn cách trị tổ đỉa bằng lá trầu không cực đơn giản

Trị tổ đỉa bàn chân bằng phương pháp Đông y

Tây y thường chú trọng giảm nhanh triệu chứng mà xem nhẹ loại bỏ căn nguyên nên tổ đỉa tái phát bệnh nhanh và tiềm ẩn tác dụng phụ. Các mẹo dân gian sử dụng thảo dược lành tính nhưng hiệu quả thấp do chưa đủ dược tính, chưa được kiểm chứng. Khắc phục những hạn chế này, Đông y với các bài thuốc nguồn gốc thảo dược tác động trực tiếp đến căn nguyên, đánh bật gốc tổ đỉa, dưỡng da.

Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang do đội ngũ bác sĩ YHCT đầu ngành tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc bào chế là bài thuốc trị tổ đỉa và các bệnh viêm da được đánh giá cao hiện nay. Bài thuốc kết hợp nhiều bài thuốc cổ cùng nhiều vị thuốc quý trong 3 chế phẩm: Thuốc uống, ngâm rửa và bôi ngoài với hiệu quả điều toàn diện, lâu dài và ngăn tái phát.

Đặc biệt, thành phần 100% thảo dược sạch và chuẩn hóa, bào chế theo quy trình khép kín, gia giảm vị thuốc theo tỷ lệ chuẩn, bài thuốc an toàn, không tác dụng phụ. Trên 90% bệnh nhân hồi phục sau liệu trình 2 – 3 tháng.

>> Qúy độc giả xem thêm chi tiết về bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang qua bài viết: Điều trị bệnh tổ đỉa bằng dược liệu quý ngăn tái phát

Lưu ý: Hiệu quả của các phương pháp điều trị tổ đỉa ở chân trên còn phụ thuộc vào cơ địa của người bệnh!

ĐỪNG BỎ LỠ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo