Bệnh Eczema: Nguyên nhân, biểu hiện và các cách điều trị bạn nên biết

Bệnh Eczema hay bệnh Chàm là một trong những căn bệnh da liễu thường gặp nhất trong những năm gần đây. Mặc dù không gây chết người nhưng bệnh lại ảnh hưởng nặng nề đến ngoại hình và tâm lý người bệnh. Vậy nguyên nhân căn bệnh này là gì và làm thế nào để điều trị? Tất cả sẽ được Camnangbenhdalieu bật mí trong bài viết sau đây!

Thông tin tham khảo:

Bệnh Eczema là bệnh gì?

Bệnh Eczema, hay còn gọi là bệnh chàm, là một trong những căn bệnh da liễu gây ra nhiều ám ảnh kinh hoàng nhất cho người bệnh trong những năm gần đây! Theo đó, Eczema được hiểu đơn giản là tình trạng viêm da ở lớp thượng nông của da, với những biểu hiện dễ nhận biết như các mảng da đỏ ửng hay các mụn nước rỉ vàng như mồm con đỉa. Khi mắc bệnh Eczema, người bệnh sẽ cảm thấy cực kỳ ngứa ngáy, không khác gì bị kiến bò lên người!

bệnh eczema

Eczema là căn bệnh mạn tính gây ảnh hưởng nặng nền đến ngoại hình của người bệnh, tiến triển theo đợt và rất hay tái phát. Ngoài ra, việc điều trị eczema vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế.

Triệu chứng của bệnh Eczema

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, Eczema là bệnh tiến triển theo từng đợt do vậy bệnh sẽ có những triệu chứng bệnh eczema và biểu hiện khác nhau, tùy thuộc theo giai đoạn. Dưới đây sẽ là mô tả các giai đoạn và triệu chứng của từng giai đoạn, giúp người bệnh dễ nhận biết.

Tính đến nay bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang đã giúp đông đảo người bệnh thoát chàm eczema, phục hồi da và hạn chế bệnh quay lại...
  • Giai đoạn 1: Hồng ban

Biểu hiện của giai đoạn này là các cơn ngứa ngáy khó chịu, khiến bệnh nhân không ngừng đưa tay gãi. Điều này gây ra các vết trầy xước trên da và làm da xuất hiện các mảng, nốt đỏ.

  • Giai đoạn 2: Mụn nước

Các mụn nước với kích thước từ 1 – 2mm, tụ tập thành từng đám và mọc đùn từ dưới hết lớp này đến lớp khác. Các mụn nước có thể tự vỡ hoặc bị vỡ do người bệnh ngứa quá nên gãi, khi vỡ sẽ rỉ ra dịch vàng như mồm con đỉa và rất đau. Nếu có bội nhiễm thì các tổn thương trên da người bệnh sẽ sưng phù nhiều dịch tiết hoặc có mủ.

mụn nước eczema

  • Giai đoạn 3: Đóng vảy tiết

Sau khi các nốt mụn nước vỡ ra thì sau vài ngày, dịch nhày bên trong và huyết tương bắt đầu khô lại, kèm theo đó da chết bong ra thành từng mảng, để lộ lớp da non nhẵn bóng hơi sẫm màu.

  • Giai đoạn 4: Hằn cổ trâu (Liken hóa)

Mắc bệnh Eczema càng lâu thì màu da người bệnh sẽ càng trở nên sẫm hơn, kèm theo đó là tăng nhiễm cộm, khi sờ vào da có cảm giác sù sì, thô ráp, nền cứng cộm và nổi rõ các hằn da. Ngoài ra, ở giữa các hằn da xuất hiện các sẩn dẹt (liken hóa).

Ở cả 4 giai đoạn người bệnh đều sẽ cảm thấy cực kỳ ngứa ngáy. Ngứa chính là triệu chứng dai dẳng nhất và xuyên suốt, “đồng hành” cùng người bệnh!

Các thể lâm sàng của bệnh Eczema

Eczema có rất nhiều thể khác nhau, có thể kể đến sau đây như:

  • Viêm da dị ứng: Da bị khô, đỏ ứng và xuất hiện tình trạng bong tróc, kèm theo cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu.
  • Viêm da tiếp xúc: Da bị tổn thương sau khi tiếp xúc với các dị vật, chất gây dị ứng, một số trường hợp bề mặt da in rõ hình vật tiếp xúc như dây đồng hồ, kính mát,.. Biểu hiện thường thấy là da đỏ lên, ngứa và nóng rát.
  • Tổ đỉa: là dạng đặc biệt của bệnh Eczema, khác với Eczema, tổ đỉa chỉ tấn công vùng lòng và rìa bàn tay, bàn chân người bệnh.
  • Viêm da thần kinh: Da người bệnh xuất hiện các mảng gồ lên, bị liken hóa (hằn cổ trâu). Bệnh thường xuất hiện tại các khu vực như: cánh tay, cổ tay, gáy, cẳng chân,..
  • Viêm da đầu: Biểu hiện là các mảng da, bên trên mọc các lớp vảy tại các khu vực tuyến bã hoạt động mạnh như mặt, đầu, quanh lông mày, quanh mắt, các nếp gấp ở mũi, má, sau tai,…

vảy nến da đầu

  • Viêm da tiết bã: Thường gây tổn thương tại các khu vực da đầu và khuôn mặt, các mảng vảy lớn và nhiều dầu.
  • Viêm da ứ đọng: Tình trạng này xảy ra khi xuất hiện vấn đề khiến lưu lượng máu trong tĩnh mạch làm tăng áp lực, dẫn đến hiện tượng chất lỏng rò rỉ ra các tĩnh mạnh và vào da, gây nên viêm da ứ đọng. Biểu hiện của bệnh là da trở nên bóng, teo lại, nhìn rõ các mạch máu, kèm theo ngứa dữ dội.
  • Viêm da dạng đồng tiền: Các tổn thương trên da có hình dạng giống như đồng xu, lúc đầu là các mảng da đỏ chảy dịch, có mụn nước và sẩn, về sau thì xuất hiện vảy và bị liken hóa. Các triệu chứng kể trên thường xuất hiện ở thân người, mặt bên trên của tay, chân, mu bàn tay,…

Nguyên nhân gây ra bệnh Eczema

Giống như một số bệnh da liễu mạn tính khác, nguyên nhân gây bệnh Eczema cho tới nay vẫn chưa được các nhà khoa học xác định rõ ràng! Có thể nói, nguyên nhân gây ra căn bệnh “tai quái” này vô cùng phức tạp, nhiều khi khó hoặc không phát hiện ra được.

Tuy nhiên, một số nguyên nhân dưới đây được cho là liên quan mật thiết đến căn nguyên gây ra bệnh:

Nguyên nhân nội giới

  • Yếu tố di truyền
  • Yếu tố cơ địa

Nguyên nhân ngoại giới

  • Do tiếp xúc với hóa chất
  • Do bị nhiễm một số loại bệnh: hen suyễn, viêm xoang, ghẻ lở…
  • Do vệ sinh kém
  • Do mắc bệnh cơ hội (HIV/AIDS)

Do các phản ứng dị ứng khác

Các yếu tố bên trong và bên ngoài kích thích gây ra phản ứng dị ứng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh Eczema.

Các cách điều trị bệnh Eczema phổ biến hiện nay người bệnh cần biết!

Để điều trị bệnh Eczema, người bệnh có thể sử dụng 3 phương pháp phổ biến nhất hiện nay là điều trị bằng Tây y, Đông y hoặc dân gian với những loại thuốc uống hoặc bôi. Tùy vào tình trạng nặng nhẹ của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cho sử dụng loại thuốc nào!

Điều trị bệnh Eczema bằng Tây y

– Thuốc bôi tại chỗ:

  • Chủ yếu là các dung dịch thuốc tím, natri clorid, dung dịch Jirish,… giúp giảm đau, kháng khuẩn, ngăn bệnh lây lan sang các khu vực khác trên cơ thể.
  • Các thuốc mỡ bôi ngoài da: Mỡ kháng sinh, mỡ kháng nấm,…

– Thuốc uống cho tác dụng toàn thân: Được sử dụng khi tình trạng bệnh Eczema trở nên nghiêm trọng. Các loại thuốc trị eczema sử dụng trong trường hợp này có thể kể đến:

  • Thuốc chống dị ứng như thuốc chlorpheniramin,..
  • Thuốc chống viêm, bội nhiễm: Thuốc amocixiilin, Cephalosporin…

Lưu ý: Các loại thuốc tây thường là “con dao hai lưỡi” do có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy người bệnh cần hỏi kỹ ý kiển của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc, tuyệt đối không được tự tiện dùng và lạm dụng thuốc.

Điều trị bệnh Eczema bằng Đông y

Bên cạnh Tây y thì Đông y cũng là một phương pháp điều trị bệnh Eczema khác thường được người bệnh nhắc đến và lựa chọn do không những hiệu quả mà còn lành tính, ít gây ra các tác dụng phụ. Ngoài ra chi phí điều trị bằng Đông y thường tiết kiệm hơn nhiều so với Tây y.

Người bệnh có thể sử dụng một số bài thuốc uống dân gian vào điều trị eczema. Trong bài viết này, trang tin xin được giới thiệu cho đọc giả bài thuốc trị eczema hiệu quả – Bài thuốc Đông y “Thanh bì dưỡng can thang”. Đây là thành quả từ sự kết tinh hàng chục phương thuốc cổ phương, nổi bật nhất là bai Trợ tạng bì của Hải Thượng Lãn Ông và cốt thuốc bí truyền của dân tộc Tày ở Tây Bắc. [Ký sự hoàn thiện bài thuốc xem TẠI ĐÂY]

>> Chi tiết bài thuốc “Thanh bì dưỡng can thang” – Khắc tinh của căn bệnh eczema

Với công thức và thành phần linh hoạt, Thanh bì Dưỡng can thang được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 giới thiệu là “Giải pháp vàng” trong xử lý bệnh chàm, phù hợp xu hướng trị bệnh thế kỷ 21. Mời quý khán giả theo dõi chương trình TẠI ĐÂY (phần giới thiệu bài thuốc ở phút 19:14) hoặc theo dõi qua video bên dưới:

Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang hiện được nghiên cứu, bào chế và cung cấp bởi Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, bài thuốc bao gồm:

Thuốc ngâm rửa

  • Thành phần: Dược liệu trầu không, ích nhĩ tử, ô liên rô, mò trắng.
  • Tác dụng: Sát khuẩn vùng tổn thương, làm mềm vùng tổn thương giúp thuốc bôi thẩm thấu vào tận lớp biểu bì, ngăn ngừa vùng tổn thương lan rộng.

Thuốc bôi ngoài

  • Thành phần: Tang bạch bì, mật ong, bí đao, thiên mã hồ…
  • Tác dụng: Làm mềm, và loại bỏ vùng da bị bệnh, tái tạo tế bào dưới da, tăng cường sự đàn hồi của da, dưỡng da giúp da mịn màng khỏe mạnh như lúc chưa bị bệnh.

Thuốc uống điều trị bên trong

Việc điều trị bệnh viêm da cơ địa uống bên trong quyết định nhiều đến hiệu quả điều trị,thành phần gồm: Bồ công anh, Tang bạch bì, Kim ngân hoa, 1 số dược liệu quý… Giúp giải độc tiêu viêm, tăng cường công năng khử độc của gan và thải độc của thận. Cơ thể thải loại hoàn toàn các loại độc tố sẽ giúp cho bệnh khỏi được trong thời gian dài, tránh tái phát.

>>> ĐỌC NGAY: Thanh bì dưỡng can thang XỬ LÝ chàm – eczema CHUYÊN SÂU chỉ sau LIỆU TRÌNH ĐẦU

Thanh bì Dưỡng can thang đẩy lùi bệnh hiệu quả
Thanh bì Dưỡng can thang đẩy lùi bệnh hiệu quả

Kết tinh 30 vị thuốc Nam sạch chuẩn GACP-WHO theo TỶ LỆ VÀNG, Thanh bì Dưỡng can thang đem lại hiệu quả đẩy lùi bệnh lên đến 95%, hạn chế tái phát sau thời gian dài ngưng sử dụng.

Đông đảo bệnh nhân đã gửi về Trung tâm Thuốc dân tộc những phản hồi tích cực:

>>> NÊN ĐỌC: Thanh bì Dưỡng can thang được đông đảo bệnh nhân ĐÁNH GIÁ CAO, chuyên gia KHUYÊN DÙNG

Điều trị bệnh Eczema theo phương pháp dân gian

Thường dùng vỏ cây Hoàng bá (cây núc nác), giã nát đắp lên vùng da tổn thương. Ngoài ra còn một số loại lá cây khác như: lá trầu không, lá trà xanh, khoai tây…

Lưu ý: Tất cả cách điều trị bệnh Eczema mang lại hiệu quả ra sao, ít hay nhiều còn tùy thuộc vào yếu tố cơ địa của người bệnh!

Xem ngay: Các cách điều trị bệnh eczema phổ biến nhất hiện nay!

Hỏi – Đáp bệnh Eczema

Những vị trí nào trên cơ thể thường bị bệnh Eczema “tấn công”?

Bệnh Eczema có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng những vị trí thường hay phát bệnh nhất là mặt (đặc biệt 2 bên má), phía sau đầu gối, khuỷu tay, khuỷu chân,…

Những đối tượng nào thường mắc bệnh Eczema?

Bệnh Eczema không bỏ qua bất kỳ một ai! Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, lứa tuổi và giới tính. Tuy nhiên, những người có người thân từng mắc Eczema có nguy cơ mắc bệnh cao nhất do bệnh này có tính di truyền!

Bệnh Eczema có lây không?

KHÔNG! Bệnh Eczema không phải bệnh truyền nhiễm nên sẽ không lây qua đường tiếp xúc. Người thân và bạn bè của người bệnh có thê yên tâm tiếp xúc, sinh hoạt với người bệnh mà không cần lo lắng bị lây bệnh.

Bệnh Eczema có nguy hiểm không?

Eczema không gây ra mối đe dọa gì đến tính mạng tuy nhiên người bệnh không được vì thế mà chủ quan! Ngay khi phát hiện các dấu hiệu của Eczema, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và vạch ra phương án điều trị kịp thời, tránh để lâu bệnh lan rộng, hoặc lở loét, nhiễm trùng!

Làm thế nào để chẩn đoán đúng bệnh Eczema?

Để chẩn đoán chính xác bệnh Eczema, các bác sĩ sẽ xem xét và dựa vào các biểu hiện bất thường trên da, bên cạnh đó hỏi bệnh nhân về lịch sử bệnh của bản thân cùng với một số tác nhân nghi gây ra bệnh.

Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ thực hiện sinh thiết, lấy một mẩu da nhỏ của người bệnh làm xét nghiệm để chẩn đoán chỉnh xác, tránh nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da tương tự.

Phòng tránh bệnh Eczema như thế nào?

Để điều trị bệnh Eczema hiệu quả thì ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh còn phải kết hợp xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, sinh hoạt thật khoa học, lành mạnh và điều độ để phòng tránh bệnh Eczema và ngăn ngừa bệnh tái phát. Người bệnh có thể thực hiện như sau:

Chế độ ăn uống

Người bệnh bổ sung vào thực đơn, khẩu phần ăn uống hàng ngày các loại thực phẩm tốt, giúp hỗ trợ điều trị bệnh Eczema như: dầu hạt lanh, dầu anh thảo, dầu cá, các thực phẩm chứa nhiều kẽm và các loại vitamin, ăn nhiều các các món thanh mát, giải nhiệt cho cơ thể. Ngoài ra, người bệnh cần hạn chế, kiêng ăn các thực phẩm gây hại cho bệnh như: hải sản vì dễ gây kích ứng, các chất kích thích, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, tránh xa thuốc lá, rượu bia,…

hải sản dễ gây dị ứng

Chế độ sinh hoạt

Dưới đây là một số điều người bệnh Eczema cần lưu ý kỹ trong đời sống sinh hoạt hàng ngày để trạng bệnh trở nặng:

  • Không nên tắm quá lâu: Tiếp xúc lâu với nước có thể khiến da người bệnh ngứa và mẩn đỏ.
  • Tránh mặc áo len: Chất liệu len có thể gây kích ứng da
  • Không nên dùng nước xả vải khi giặt quần áo
  • Tuyệt đối không được gãi, sẽ gây trầy xước, lở loét các vùng da bị bệnh.
  • Dưỡng ẩm thường xuyên để tránh da khô và làm bớt ngứa.

Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp độc giả có thêm nhiều kiến thức bổ ích về căn bệnh Eczema. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào cần giải đáp vui lòng liên hệ với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc:

Thông tin tham khảo:

TIN NÊN XEM:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo