Bệnh á sừng – Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh á sừng là gì? Nguy hiểm đến thế nào? Triệu chứng ra sao? Cách trị và phòng bệnh như thế nào?. Cùng tìm hiểu những thông tin trên qua bài viết dưới đây.

Chị Võ Thị Hạnh (35 tuổi ở Hà Nội) tâm sự, bị bệnh á sừng, viêm da cơ địa 8 năm, không lấy được dấu vân tay nên rất bất tiện khi đi làm ở công ty có chấm công bằng vân tay. Vào mùa đông da nhăn nheo, khô cứng, lúc co duỗi bàn tay cũng thấy đau. Chị Hạnh mong muốn được tư vấn về bệnh và cách điều  trị.

Nhằm giúp mọi người hiểu đúng về á sừng và cách điều trị cũng như phòng tránh, giảm tình trạng bệnh Cẩm nang bệnh da liễu hôm nay sẽ chia sẻ về Bệnh. Trước hết, hãy cùng tìm hiểu thế nào gọi là bệnh á sừng.

Theo BS Võ Thị Bạch Sương (Giảng viên Khoa Da liễu- ĐH Y Dược TP.HCM) cho biết: Á sừng (Dermatitis plantaris sicca) là thuật ngữ chỉ hiện tượng tế bào sừng vẫn còn nhân, khác với tế bào da sừng già chết không có nhân nữa. Có thể hiểu bệnh là thể chàm khô.

Triệu chứng bệnh á sừng

Triệu chứng đầu tiên có thể nhận biết bệnh là tại bàn tay, bàn chân có những mảng da khô, bong vảy, có những đường nứt, trong một số trường hợp có thể nổi những mụn nước sâu, sau khi mụn nước khô đi da sẽ bị bong tróc dần. Móng cũng bị ảnh hưởng một phần nào. Trong trường hợp này mình đã bị á sừng (chàm khô).

Những vị trí thường gặp là là bàn tay, đặc biệt là ở 1/3 trước của bàn chân. Bệnh đặc biệt nặng về mùa đông, giảm về mùa hè nhưng rất thường tái phát. Vào mùa hè, vùng da bệnh bị ngứa, nổi mụn nước như bệnh tổ địa lâu ngày có thể làm móng xù xì. Vào mùa đông, tình trạng nặng hơn với hiện tượng vùng da bệnh bị toác ra, rớm máu, đặc biệt là ở gót chân.

Suốt nhiều năm chịu đựng căn bệnh á sừng đầy “ám ảnh”, ông Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh) đã lành bệnh sau khi sử dụng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang.

Bệnh có biểu hiện rất giống với các bệnh da liễu khác như vảy nến, nấm da, tổ đỉa, viêm da tiếp xúc… nên gây khó khăn trong việc điều trị.

Xem thêm: Các triệu chứng bệnh á sừng bạn cần biết

Một số hình ảnh về bệnh á sừng 

Một số vị trí á sừng thường gặp

  • Á sừng ở tay

Á sừng ở tay biểu hiện rõ nhất ở các đầu ngón tay với các biểu hiện khô, nứt nẻ và ở bàn tay bị bong da. Đây có thể là biểu hiện của viêm da cơ địa hoặc viêm da tiếp xúc dị ứng với các chất tẩy rửa trong sinh hoạt hàng ngày như xà phòng, bột giặt,…

  • Á sừng ở chân

Thương tổn ở chân gồm thương tổn bắt đầu trên nên da khô, đo ở chân ranh giới không rõ ràng, nứt toác, rớm máu. Bệnh thường gặp ở những người lao động trong nhà máy xà phòng, nhân viên y tế, nông dân…vùng này bị khô căng, nứt nẻ, ngứa, gây đau đớn, nứt rớm máu, đi lại, sinh hoạt rất khó khăn.

  • Á sừng da đầu

Á sừng da đầu là hiện tượng bong tróc, có vảy sừng như gàu, hoặc kết thành mảng. Đây có thể là biểu hiện của viêm da tiết bã, viêm da cơ địa ở trẻ em.

Nguyên nhân gây bệnh á sừng

Theo BS. Bạch Sương cho biết, á sừng khác với các bệnh da liễu khác là không liên quan đến vệ sinh cá nhân, thậm chí, càng vệ sinh kỹ như tắm rửa, kỳ cọ thường xuyên lại khiến bệnh nặng hơn.

Thực tế, một số yếu tố được xem là nguyên nhân chủ yếu khiến bệnh khởi phát gồm có:

Có thể bạn quan tâm: Các nguyên nhân bệnh á sừng dễ mắc phải

  • Tiếp xúc với hóa chất

Đặc biệt là chất tẩy rửa, vì thế một số nghề nghiệp thường xuyên tiếp xúc với hóa chất như công nhân, nhân viên nhà hàng, hộ lý.

Ngoài ra các chị em nội trợ cũng thường bị bệnh á sừng do tiếp xúc với một số rau quả, hải sản có thể gây biêm da kích ững dẫn đến viêm da cơ địa như tôm, cá, hành tỏi, củ cải…Những vật dụng như găng tay cao su, đồ trang sức có mạ nickel, chất paraphenylenediamine có trong sơn móng tay đều là những tác nhân có thể gây triệu chứng lâm sàng của bệnh như nứt nẻ, bong vảy, chảy máu…

  • Có thể do di truyền, cơ địa

Nhiều nhà khoa học cho rằng là do yếu tố di truyền hoặc người dị ứng cơ địa là nguyên nhân gây nên bệnh á sừng. Thực tế cho thấy, trong cùng một môi trường sống, trong một điều kiện làm việc giống như nhau nhưng có người bị, có người không bị.

  • Khí hậu

Người bệnh ở trong môi trường lạnh, da khô khốc nhiều hoặc người thường xuyên dùng quạt, điều hòa và người thường xuyên ngâm tay trong nước nóng điều khiến bệnh sẽ nặng hơn.

  • Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt vitamin

Thực tế cho thấy phần lớn người bệnh đều là người ăn ít rau quả, thiếu vitamin nhất là A,C,D,E… làm ảnh hưởng đến chất lượng lớp sừng.

2 nguyên tắc trong điều trị bệnh á sừng

Đối với á sừng, việc điều trị cần thực hiện song song giữa giảm triệu chứng trên da và tránh một số yếu tố khiến bệnh nặng hơn. Các phương pháp điều trị hiện nay là dùng các thuốc bạt sừng như acid salycilic, giữ ẩm và bôi các chế phẩm có steroid nhằm kháng viêm. Cụ thể:

Nguyên tắc 1: Giữ ẩm

Giữ ẩm đóng vai trò quan trọng trong điều trị, duy trì và phòng ngừa bệnh tái phát do chất dưỡng ẩm có tác dụng làm mềm da, giảm khô từ đó giảm ngứa, phục hồi hàng rào bảo vệ da.

Một số chất dưỡng ẩm có tác dụng chống viêm giúp điều trị á sừng gồm nhờ thành phần có chứa glycyrhetinie acid, telmesteine, visit vinifera,…

Nguyên tắc 2: Dùng thuốc

Để điều trị á sừng có thể dùng các thuốc bôi bạt sừng như acid salycilic hay bôi các chế phẩm có steroid để giảm viêm như  Gentrizone, Fucicort…

Thời gian điều trị không thể xác định chính xác bởi bệnh gắn liền với tố chất, lối sống, môi trường sống và sự chăm sóc tại chỗ.

Trị bệnh á sừng là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn, chăm sóc, kiêng khem của người bệnh vì bệnh rất dễ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi như thời tiết, dị ứng đồ ăn, dị ứng hóa chất…Bệnh nhân cần đến các địa chỉ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Thuốc trị á sừng

– Thuốc giữ ẩm

Tác dụng giữ ẩm, giảm khô, giảm ngứa, hàng rào bảo vệ da và ngăn cản sự bám dính của vi khuẩn, ngăn cản sự xâm nhập của các tác nhân gây kích thích. Với những trường hợp nhẹ và bệnh có thể kiểm soát chỉ bằng chất giữ ẩm.

Một số loại thuốc giữ ẩm được chuyên gia da liễu khuyến cáo sử dụng gồm:

  • Thuốc giữ ẩm lacticare
  • Lacticare HC
  • Skincare U
  • Cream ure 5 – 10%
  • Vaserlin

– Thuốc bôi

Các loại thuốc bôi chỉ dùng trong trường hợp bệnh không đáp ứng chất giữ ẩm. Chỉ nên bôi theo sự chỉ định của bác sĩ, bôi đúng vị trí da cần điều trị, bôi lớp mỏng.

  • Acid salycilic
  • Corticosteroid

– Thuốc uống

Đối với các trường hợp cần thiết cần phải dùng một số loại thuốc uống để giảm các triệu chứng:

  • Corticosteroid uống.
  • Thuốc kháng histamine uống (chống ngứa).
  • Thuốc điều hòa miễn dịch bôi tại chỗ Tacrolimus, Pimecrolimus…
  • Thuốc kháng sinh khi có nhiễm khuẩn.

5 lưu ý về bệnh á sừng và cách điều trị bệnh:

Theo trang sức khỏe Health Line, để giảm triệu chứng của bệnh á sừng (chàm khô) bằng cách đơn giản là sửa đổi thói quen hằng ngày của bạn như sau:

  • Tránh nước tắm hoặc vòi hoa sen quá nóng hoặc quá lạnh mà chỉ nên chọn nước ấm.
  • Rút ngắn thời gian tắm rửa.
  • Tránh tiếp xúc với nước quá mức như ngâm mình trong bồn tắm hoặc bể bơi.
  • Sử dụng các chất tẩy rửa nhẹ không chứa cồn, hương liệu.
  • Lau khô người sau khi tắm nhẹ nhàng, không chà xát khăn trên cơ thể.
  • Uống nhiều nước.
  • Hạn chế dùng xà phòng trên vùng da bị khô, chọn sữa tắm chứa dầu, dịu nhẹ.
  • Sử dụng kem chống nắng khi đi ra ngoài.
  • Sử dụng máy làm ẩm để tăng độ ẩm không khí.
  • Tránh bóc vảy da, chọc vỡ mụn nước, chà xát, kỳ cọ quá mạnh tay. Việc này chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhiễm khuẩn, nhiễm nấm trên lớp sừng có sức đề kháng kèm mà thôi.
  • Không dùng găng tay cao su mà nên dùng găng tay latex. Không đeo găng tay trong thời gian dài bởi khi ra mồ hôi cũng kích thích bệnh nặng hơn.
  • Vào mùa đông nên đi tất, găng tay cotton, tránh các đồ thuộc da như giày dép da, găng tay da. Việc đi tất, găng tay giúp bảo vệ lớp sừng ở lòng bàn tay, bàn chân khỏi tác hại biến đổi thời tiết đột ngột.
  • Nên ăn đủ chất, nhiều rau củ quả, bổ sung vitamin bằng các loại rau củ tốt cho da như giá đỗ, cà chua, các loại đậu, rau bí, bắp cải…
  • Quan trọng nhất là duy trì được thuô’c giữ ẩm thường xuyên.
  • Thường xuyên bôi những kem dưỡng ẩm, kem tiêu sừng, uống sinh tố giàu vitamin A,C và thuô’c giảm ngứa (Nếu có).
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường lạnh, nước nóng, hóa chất, chất tẩy rửa.

Thông tin bổ sung: 2 Bước trong điều trị á sừng nhất định phải tuân thủ

Một số câu hỏi liên quan đến bệnh á sừng

1. Bệnh có lây từ mẹ sang con không?

Bác sĩ Võ Thị Bạch Sương: Bệnh không lây từ mẹ sang con qua đường tiếp xúc nhưng con có thể bị di truyền từ mẹ.

2. Bệnh á sừng có lây không?

Bác sĩ Võ Thị Bạch Sương: Á sừng không lây. Tuy nhiên, tiếp xúc với một số điều kiện thuận lợi sẽ khiến bệnh nặng hơn trên chính người bệnh chứ không lây qua người khác.

3. Bị bệnh á sừng nên kiêng ăn gì?

Bác sĩ Võ Thị Bạch Sương: Với á sừng có kèm ngứa bệnh nhân nên kiêng những thức ăn có thể gây ngứa như trứng, thức ăn lên men, đồ biển.

4. Nên dùng nước muối rửa hoặc ngâm hay không?

BS. TS. Phạm Văn Hiển (Nguyên Viện trưởng Viện Da liễu Quốc gia): Đây là biện pháp sai lầm. Không nên tự pha nước muối để ngâm chân vì không chuẩn độ nước muối ưu trương sẽ xảy ra tình trạng hút nước trong tế bào da khiến da khô trầm trọng, nứt rộng và sâu hơn.

Xem video Bác sĩ Võ Thị Bạch Sương chia sẻ về Bệnh á sừng – Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị:

Hy vọng những thông tin này đã giúp độc giả hiểu rõ á sừng là gì và thực hiện cách trị bệnh á sừng đồng thời phòng tránh và tăng cường bảo vệ da, từ đó sớm loại bỏ được căn bệnh khó chịu này.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo